Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) khó thu hút đầu tư
Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) được xem là cánh cửa giao thương vùng biên mậu tạo bước đột phá kết nối giao thương với các nước trong khu vực. Thế nhưng sau nhiều năm hiện nay, khu kinh tế này vẫn khó thu hút đầu tư để phát triển.
Chi Cục trưởng Hải quan cửa khẩu Quốc tế Nam Giang Nguyễn Hoàng cho biết: Hoạt động xuất nhập khẩu tại đơn vị chưa sôi động, mặt hàng đơn giản, địa bàn cửa khẩu chưa phát triển, hoạt động buôn bán dịch vụ thương mại, vận chuyển hàng hóa còn ít.
Ông Nguyễn Hoàng cho hay, sau 16 năm chính thức mở cửa biên giới, Nam Giang - Đắc Tà Óc dù đã được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế, nhưng thiếu doanh nghiệp đầu tư ở khu kinh tế hai bên cửa khẩu, Quốc lộ 14D vẫn là đường cấp 5 miền núi nên khó thu hút đầu tư và giao thương hai bên. Biên mậu chỉ tập trung một vài cửa hàng, một số hộ buôn bán nhỏ với tỷ lệ trao đổi thấp. Cư dân hai bên cửa khẩu thưa thớt, sống dựa vào tự cung, tự cấp, nhờ vào nương rẫy, chăn nuôi gia súc…. Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang được mệnh danh là khu kinh tế tổng hợp, cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. Trong những năm qua, với nguồn kinh phí ít ỏi hơn 200 tỷ đồng được đầu tư mới chỉ tạm được đầu tư một số hạng mục thiết yếu nhưng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng như: Nhà máy cấp nước (công suất thiết kế 500m3/ngày đêm) không đáp ứng nhu cầu tối thiểu cấp nước sinh hoạt cho các cơ quan chức năng hoạt động tại cửa khẩu. Hệ thống truyền tải điện xuống cấp, chất lượng điện không ổn định, thường xuyên bị sét đánh hư hỏng.Theo phân tích, đánh giá của nhiều nhà đầu tư, khó để tìm thấy lợi nhuận cho đầu tư, trong khi chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với các khu vực khác, nên khu kinh tế cửa khẩu chưa thể thu hút được các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho thương mại dịch vụ.
Ông Thiều Việt Dũng – Phó Trưởng ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp Quảng Nam cho biết: chương trình tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với EWEC 2 đã báo cáo lên UBND tỉnh. Theo đó, quy hoạch 31.060 ha; trong đó có 1.047ha thuộc các phân khu chức năng xây dựng, phát triển khu kinh tế) sẽ được điều chỉnh và phân kỳ đầu tư. Đồng thời, xây dựng nhiều chương trình kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu. Nhưng quan trọng là chưa có nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế cửa khẩu đồng bộ, nhất là việc có vốn nâng cấp Quốc lộ 14D nối đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Nam Giang. Với nhiều phương án đưa ra để thu hút đầu tư tuyến đường Quốc lộ 14D dài 75 km không thành, tỉnh Quảng Nam đã đề nghị đầu tư mở rộng, nâng cấp trên tuyến đường hiện trạng theo hình thức đầu tư từ vốn nhà nước, thay phương án làm theo hình thức BOT trên tuyến hiện hữu do vướng cơ sở pháp lý. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết qua nghiên cứu và đối chiếu theo quy định của pháp luật, các phương án do Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải đề xuất đều vướng mắc về pháp lý nên không thể triển khai. Theo Chủ tịch UBND Quảng Nam Lê Trí Thanh, việc đầu tư mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D là rất cần thiết và cấp bách, các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đều không thể thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Để tháo điểm nghẽn trên tuyến Quốc lộ 14D, ngày 26/7 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải về nghiên cứu các phương án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D với tổng nguồn vốn 27.000 tỷ đồng. UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất Chính phủ bố trí nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2020 - 2025 và 2026 - 2030 để mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D nhằm giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương. Theo báo cáo của Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Nam Giang, trong 7 tháng đầu năm, lưu lượng hàng hóa thông quan qua cửa khẩu tăng cao.Đến hết ngày 31/7, Cửa khẩu Nam Giang đã thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho hơn 566 tờ khai hải quan, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch đạt gần 49 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ; thông quan cho khoảng 6.600 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, tăng 121% so với cùng kỳ, đạt hơn 51% chỉ tiêu giao.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là vật tư, thiết bị để thi công, phục vụ sửa chữa công trình thủy điện ở Lào, bia lon. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu sắn lát khô, gỗ xẻ các loại, điện năng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức khôi phục hoạt động thông quan cặp cửa khẩu Na Hình – Kéo Ái
16:18' - 28/07/2023
Ngày 28/7, hoạt động thông quan xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Na Hình (Việt Nam) – Kéo Ái (Trung Quốc) đã chính thức được khôi phục sau hơn 2 năm tạm dừng do đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoạt động xuất, nhập cảnh tăng trở lại qua Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, Cao Bằng
10:22' - 28/07/2023
Sau 3 năm gián đoạn vì COVID-19, hoạt động xuất, nhập cảnh qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, Cao Bằng (Việt Nam) - Cửa khẩu Quốc tế Thủy Khẩu (Trung Quốc) đã được nối lại từ ngày 25/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai: Khôi phục hoạt động cửa khẩu và lối mở tại huyện Mường Khương
15:24' - 27/07/2023
Cửa khẩu Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã chính thức khôi phục trở lại hoạt động kể từ khi bị đóng cửa do COVID-19 bùng phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.