Khu vực Đông Nam Á cần chung tay chống lại tình trạng biến đổi khí hậu
Xung quanh vấn đề này, báo “Bưu điện Jakarta” số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả Laurence Delina với tựa đề: “Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu”.
Đầu năm nay, những cơn mưa nặng hạt sau nhiều tháng hạn hán đã khiến nhiều khu vực ở miền Nam Thái Lan và khu vực giáp biên giới Malaysia bị ngập úng nặng nề. Mưa lớn cũng đã làm ngập nhiều thành phố thuộc đảo Mindanao ở Philippines.
Nếu các quốc gia Đông Nam Á không bắt đầu hành động ngay từ bây giờ sẽ khiến cho khu vực này vốn đã dễ bị tổn thương bởi tình trạng biến đổi khí hậu, chịu ảnh hưởng nặng nề và rất khó khắc phục khi phải hứng chịu các hiện tượng thời tiết kỳ lạ.
Tác động gây ra bởi biến đổi khí hậu không chỉ dừng lại ở những trận mưa lớn, con người cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng sóng nhiệt, hạn hán kéo dài và tình trạng nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm các thành phố, làng mạc ven biển.
Mặc dù giải pháp chuẩn bị và ứng phó thiên tai cấp quốc gia là rất quan trọng, nhưng các quốc gia Đông Nam Á cần huy động các chính quyền địa phương đóng góp công sức của mình để ứng phó vấn đề này nhằm giảm bớt gánh nặng cho chính quyền trung ương liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu.
Tính bền vững của môi trường phụ thuộc rất lớn vào những hành động của chính quyền địa phương. Do đó, tất cả các thôn làng, thành phố và các tỉnh cần được trang bị năng lực thể chế để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ để bảo vệ môi trường.
Bằng cách bắt đầu lên kế hoạch và đầu tư cho việc bảo vệ và phục hồi của môi trường địa phương ngay từ lúc này và bằng cách kết hợp các sáng kiến với các đơn vị địa phương khác nhằm giảm bớt sự tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường các thỏa thuận, sự liên kết, hợp tác đối với các chính quyền địa phương đòi hỏi phải có cách tiếp cận, tăng cường đầu tư của chính phủ nhằm bảo vệ, phục hồi môi trường địa phương.
Việc tiếp cận danh mục đầu tư đòi hỏi phải đặt ra các dự báo về khí hậu, môi trường và các kế hoạch hành động nhằm bảo vệ môi trường một cách lâu dài.
Điều này cũng đòi hỏi phải có các biện pháp kịp thời để phục hồi môi trường ở địa phương, giám sát, kiểm tra các hoạt động này một cách hiệu quả, liên tục cập nhật các thông tin về những rủi ro do biến đổi khí hậu, các hành động ứng phó của địa phương.
Phương pháp tiếp cận danh mục đầu tư đòi hỏi các chính quyền địa phương tập trung đầu tư vào các giải pháp chống suy thoái một cách đồng bộ, quyết liệt, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân.
Điều này bao gồm: Tăng cường xây dựng các quy định về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phục hồi các diện tích đất bị hoang hóa, tích cực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ việc nuôi trồng phát triển kinh tế. Việc này phải được làm đồng bộ, liên kết giữa các thôn làng cũng như các thành phố, các tỉnh với nhau.
Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động từ cấp cơ sở chính là chìa khóa để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của từng địa phương nhằm bảo vệ và tôn tạo môi trường của quốc gia. Chính quyền địa phương thấy được nghĩa vụ cũng như những quyền lợi liên quan trực tiếp trong việc bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.
Để đạt được điều này, khâu chuẩn bị trong việc tích hợp và kết nối giữa các địa phương với nhau và với chính quyền trung ương là rất quan trọng. Đặc biệt là khi xảy ra trường hợp đột xuất, khẩn cấp cần huy động lực lượng để sơ tán người và cơ sở vật chất khi có vấn đề về thiên tai, dịch bệnh.
Phương pháp tiếp cận xuyên biên giới đối với kế hoạch bảo vệ và phục hồi môi trường cũng bao gồm chiến lược để tìm ra sự liên kết giữa năng lượng, nước, giao thông, viễn thông, vệ sinh, sức khoẻ, thực phẩm và các hệ thống an toàn công cộng ở khắp các địa phương.
Một khía cạnh quan trọng của kế hoạch này là việc ứng phó đối với tình trạng ngập lụt hoặc hạn chế những tác động của dòng lũ ở lưu vực các con sông lớn đối với các cộng đồng dân cư.
Một bước tiến quan trọng trong cách tiếp cận danh mục đầu tư đối với khả năng phục hồi khí hậu là xem nó như là một nỗ lực của nhiều người tham gia. Điều này có nghĩa là không chỉ các quan chức chính quyền mà còn huy động cả sức lực của người dân tham gia vào chương trình này.
Các nhà hoạch định chính sách địa phương phải làm việc cùng với những nhà quản lý cơ sở hạ tầng, các nhà lập kế hoạch cũng như các nhóm công dân để cùng nhau thực hiện một cách đồng bộ.
Với sự nỗ lực của nhiều người tham gia chương trình này sẽ tạo ra một phong trào, nâng cao sự hiểu biết cũng như ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, kịp thời ứng phó khi đối mặt với các thảm họa xảy ra.
Nói tóm lại, để chương trình bảo vệ môi trường được thành công thì những người tham gia cần phải làm việc cùng nhau để tìm hiểu về các rủi ro khí hậu tại địa phương, cần phải nhìn nhận vấn đề này là việc cấp bách, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện nhằm góp phần phát triển bền vững.
Chính quyền địa phương có thể đảm nhận vai trò điều phối và là người hỗ trợ để thực hiện điều này. Việc cùng nhau thảo luận, bàn bạc tìm ra phương án tối ưu giữa các cơ quan ban ngành cũng như với người dân sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ và phục hồi môi trường địa phương.
Các cuộc thảo luận đem lại những hiểu biết đa dạng về vấn đề môi trường, đồng thời cũng có tác dụng kích thích người dân tham gia vào chương trình này. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và trung ương cần tích cực tuyên truyền quảng bá việc bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng của rừng để người dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường cũng như tích cực tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương, bám đất, bám làng và có thể làm giầu từ địa phương.
Trong bối cảnh môi trường thế giới và khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề do ý thức của con người cũng như việc phát triển nóng ở nhiều quốc gia đã khiến cho thế giới đang phải đối mặt với những thảm họa môi trường xảy ra liên tiếp với mức tàn phá ngày càng gia tăng.
Khu vực Đông Nam Á là một trong những nơi dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu và điều này cần phải được cảnh tỉnh đối với các chính phủ cũng như toàn thể mọi người dân để họ kịp thời có các biện pháp ứng phó trước khi quá muộn.
Chính quyền và người dân các quốc gia khu vực Đông Nam Á cần phải nhận thức đúng đắn vấn đề này và cùng nhau phối hợp hành động nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng biến đối khí hậu, góp phần phát triển bền vững tạo dựng cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho người dân ở khu vực./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Tìm hướng đi bền vững trước biến đổi khí hậu
16:42' - 02/04/2017
Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump ký sắc lệnh bãi bỏ các chính sách về biến đổi khí hậu thời Obama
07:58' - 29/03/2017
Chính quyền của Tổng thống Trump sẽ đình chỉ, bãi bỏ hoặc xem xét lại các quy định liên quan đến biến đổi khí hậu, nhằm thúc đẩy nền công nghiệp năng lượng hóa thạch trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu sẽ khiến Canada mất gần 32 tỷ USD mỗi năm
07:33' - 10/03/2017
Phó Thống đốc Ngân hàng Canada Timothy Lane đã cảnh báo về những thiệt hại kinh tế mà Canada có thể phải hứng chịu trước tình trạng ấm lên toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu
16:13' - 27/02/2017
Vấn đề tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên được chủ nhà Việt Nam đưa ra trong Năm APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ưu tiên an ninh lương thực và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
16:44' - 25/02/2017
Trong Năm APEC 2017, chủ đề an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn là một trong bốn chủ đề ưu tiên của Diễn đàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.