Biến đổi khí hậu sẽ khiến Canada mất gần 32 tỷ USD mỗi năm
Phóng viên TTXVN tại Canada dẫn phát biểu của ông Timothy Lane cảnh báo Canada có thể phải đối mặt với chi phí hàng năm lên đến 43 tỷ đôla Canada (CAD), tương đương khoảng 31,9 tỷ USD, vào những năm 2050 nếu nước này không có biện pháp giảm tình trạng ấm lên toàn cầu.
Chi phí này sẽ được dùng để khắc phục hậu quả của tình trạng nước biển dâng, vấn đề sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường và những tác động xấu đối với kinh tế.
Ông Lane nhấn mạnh “biến đổi khí hậu và các hành động nhằm giải quyết tình trạng này sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế và hệ thống tài chính Canada”.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Canada, về mặt kinh tế, biến đổi khí hậu là một ngoại lệ tiêu cực. Biến đổi khí hậu khiến thời tiết khắc nghiệt và gây ra những vụ thiên tai nghiêm trọng.
Ví dụ như vụ cháy rừng ở tỉnh Alberta hồi tháng 5/2016 đã khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada sụt giảm 1% trong quý II/2016.
Kêu gọi sự hợp tác giữa chính phủ, các nhà khoa học và doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp hạn chế và tiến tới loại bỏ biến đổi khí hậu, ông Lane đưa ra hai giải pháp lựa chọn cho các nhà hoạch định chính sách là định giá carbon và tài trợ các sáng kiến xanh.
Việc định giá carbon là một hành động trọng tâm quốc gia của Chính phủ Canada về chống biến đổi khí hậu. Một mức giá carbon có thể được thiết lập thông qua thuế carbon, “hoặc là bằng cách nào đó, chúng ta tạo ra động cơ để giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả nhất”.
Chuyển sang nền kinh tế carbon thấp sẽ đòi hỏi phải có những thay đổi cơ cấu sâu sắc đối với nền kinh tế Canada.
Phó Thống đốc Ngân hàng Canada mặc dù thừa nhận thuế carbon có thể gây thêm tốn kém cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, song ông Lane khẳng định doanh thu mà Chính phủ Canada nhận được từ việc định giá carbon có thể được sử dụng để giảm các loại thuế khác và hỗ trợ các ngành công nghiệp xanh./.
>>>Thế giới cần 375 tỷ USD để chống biến đổi khí hậu>>>Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lựcTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu
16:13' - 27/02/2017
Vấn đề tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên được chủ nhà Việt Nam đưa ra trong Năm APEC 2017.
-
Tài chính
Thuế xăng dầu giảm ở hầu hết các nước, bất chấp biến đổi khí hậu
07:17' - 11/01/2017
Thuế xăng dầu trung bình tại 157 quốc gia đã giảm 13% từ năm 2003 đến năm 2015, thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (xăng dầu, than đá...), một trong những nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế châu Phi sẽ thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu
06:40' - 20/12/2016
Trong 30 năm tới, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn đến từ hiện tượng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bước ngoặt trong thực thi cam kết toàn cầu về biến đổi khí hậu
06:20' - 23/11/2016
Có thể nói COP22 đã tạo ra một “bước ngoặt” trong việc huy động các sáng kiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu và hướng tới mục tiêu biến Hiệp định Paris lịch sử thành hành động cụ thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu tác động thế nào tới tăng trưởng kinh tế?
11:38' - 18/11/2016
Tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế- sức khỏe và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế & Xã hội
Các nước phát triển cam kết huy động 100 tỷ USD/năm chống biến đổi khí hậu
06:46' - 19/10/2016
Các nước phát triển tin tưởng sẽ thực hiện được cam kết tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm từ năm 2020 để hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.