Khủng hoảng kinh tế khó kết thúc nhanh chóng
Trang mạng chinausfocus.com mới đây đăng bài phân tích về khả năng thời kỳ khủng hoảng này khó có thể kết thúc nhanh chóng, thậm chí kéo dài tới năm 2023 và những năm sau đó.
Bài báo dẫn nhận định của nhà kinh tế Nouriel Roubini cho rằng cuộc suy thoái “lâu dài và đáng sợ” đang ở phía trước và không thể tránh khỏi các rủi ro mang tính hệ thống mới trong nền kinh tế toàn cầu.
Nhà kinh tế Nouriel Roubini là người từng dự đoán chính xác cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bên cạnh đó, hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra và năm 2023 sẽ chứng kiến cuộc suy thoái kinh tế.
Theo IMF, 1/3 nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ phải chứng kiến sự suy giảm trong năm nay hoặc năm sau và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại còn 2,7% vào năm 2023.
Các ông trùm kinh doanh như Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, cũng cảnh báo rằng người tiêu dùng và các doanh nghiệp nên chuẩn bị cho kịch bản kinh tế suy thoái.
Đặc biệt, nhiều quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng khó khăn cả về kinh tế và tài chính. Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất càng đổ thêm dầu vào lửa.
Theo Viện Tài chính quốc tế, tính đến tháng 6/2022, tổng nợ của 31 nền kinh tế mới nổi lên tới 98.800 tỷ USD, gấp 2,5 lần tổng GDP của các nền kinh tế này. Năm 2021, nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 303.000 tỷ USD.
Cơn bão khủng hoảng nợ đang ập xuống Pakistan, Sri Lanka và một số quốc gia đang phát triển khác và điều này sẽ gây ra nhiều thách thức hơn về an ninh lương thực và năng lượng, thậm chí làm phát sinh bất ổn chính trị và xã hội cùng với các cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Cuộc khủng hoảng hiện nay gắn liền với các xung đột địa chính trị đang xảy ra. Cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được giải quyết sớm, khiến tình hình an ninh toàn cầu thêm căng thẳng, kéo theo những biến động trên thị trường lương thực, năng lượng và các mặt hàng khác. Hơn nữa, sự tin cậy chiến
Bài báo nhận định với dân số toàn cầu hiện vượt quá 8 tỷ người, xã hội loài người đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có và đứng trước ngã 3 đường.
Trong hoàn cảnh này, điều quan trọng tất yếu là Mỹ và Trung Quốc, 2 nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới, phải đưa quan hệ trở lại quỹ đạo lành mạnh và ổn định.
Hai cường quốc nên rút kinh nghiệm từ các sự kiện ngoại giao lớn trong lịch sử, tránh rơi vào xung đột trực tiếp và cùng nhau giải quyết các thách thức xuyên quốc gia.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bali, Indonesia hồi tháng 11 vừa qua có thể được coi là bước đầu tiên trong việc khôi phục quan hệ song phương./.
- Từ khóa :
- kinh tế thế giới
- kinh tế toàn cầu
- GDP
- covid 19
- lạm phát
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo nguy cơ thế giới thiếu hụt năng lượng trong những năm tới
18:47' - 25/12/2022
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak mới đây nhận định thế giới đang có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong 5-10 năm tới do công ty dầu mỏ và khí đốt phương Tây ít đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Đóng góp của lao động nhập cư có thể tạo thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới
06:30' - 25/12/2022
Nếu tập trung hết người di cư vào một quốc gia thì đó sẽ là quốc gia đông dân thứ tư và là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
-
Thị trường
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Thái Lan cao nhất 6 tháng
17:58' - 24/12/2022
Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất kể từ trước tháng 6/2022 nhờ hoạt động vận chuyển tăng và đồng baht mạnh lên.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tuần đi lên thứ hai liên tiếp
13:12' - 24/12/2022
Sau khi tăng hơn 2 USD trong phiên cuối tuần này, giá dầu thế giới đã khép lại tuần đi lên thứ hai liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.