Khuyến nghị doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp
Vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam mất quyền kiểm soát 36 bộ chứng từ gốc trong số 100 container xuất sang Italy hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra và trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, khách hàng, các ngân hàng hai phía và nhà vận chuyển đang cho thấy có nguy cơ rủi ro cao.
Để hiểu rõ hơn những vấn đề mấu chốt của sự việc này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - VIAC về những khuyến nghị pháp lý kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Phóng viên: Dưới góc độ chuyên môn, ông nhìn nhận vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam mất quyền kiểm soát 36 bộ chứng từ gốc trong số 100 container xuất sang Italy thế nào? Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc: Theo thông tin tôi có được thì các giao dịch thương mại này được thanh toán theo hình thức D/P (Documentary against Payment). Nghĩa là ngân hàng của người bán gửi bộ chứng từ cho ngân hàng người mua để thông báo cho người mua thanh toán và nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng. Nếu người mua không đến nhận chứng từ thì ngân hàng này thông báo cho ngân người bán để chờ chỉ thị và thông thường là gửi trả lại bộ chứng từ cho ngân hàng người bán để người bán xử lý. Tuy nhiên, tại sao bộ chứng từ lại ra khỏi ngân hàng người mua và đây là câu hỏi mà chúng ta có thể đặt ra về nguyên nhân ai đó có chứng từ để đi nhận hàng. Ngân hàng là tổ chức không dễ được thành lập và hoạt động bị kiểm soát rất chặt chẽ và chưa có chứng cứ để kết luận mà vấn đề còn đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Không có chứng cứ từ người bán về việc gửi chứng từ như thế nào nên không kết luận được việc này, song, thông thường là người bán phải gửi đầy đủ chứng từ. Về phía nhà vận chuyển, không có vấn đề gì phải rút kinh nghiệm vì họ làm đúng thông lệ và luật pháp quốc tế. Thực tế, cũng đã xảy ra trường hợp mất (thất lạc) vận đơn khi gửi chuyển phát nhanh. Tuy nhiên, ở vụ việc này có chi tiết là ngân hàng đưa chứng từ cho bên thứ ba nên có thể loại trừ nguyên nhân này. Phóng viên: Theo ông, sự việc này xuất phát từ những nguyên nhân nào? Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc: Theo tôi, về cơ bản vẫn là do nhận thức pháp lý của doanh nghiệp còn yếu ở chỗ với số tiền lớn thì cần dùng phương thức thanh toán tin cậy hơn, như thư tín dụng L/C (Letter of Credit) để tính pháp lý được đảm bảo chặt chẽ hơn. Thêm vào đó, cũng có phần do thiếu cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vấn đề rủi ro vì trước đây, đã từng xảy ra những vụ tương tự. Tuy nhiên, sau đó không thấy đơn vị nào đứng ra phân tích chi tiết vụ việc, rút ra bài học kinh nghiệm cho cộng đồng doanh nghiệp….Như vậy, khó có thể đảm bảo, sẽ không tái diễn tình trạng tương tự trong tương lai.Vì thế, để rút kinh nghiệm chung, chỉ nêu tên những công ty gian lận thương mại và tuyên truyền nhiều hơn trên hệ thống thông tin đại chúng hoặc lồng ghép vào các chương trình giảng dạy, đào tạo để học sinh, sinh viên được nắm bắt kiến thức, trải nghiệm…làm bài học chung cho hiệp hội, doanh nghiệp.
Phóng viên: Vậy có triển vọng gì trong việc khắc phục hậu quả vụ việc này không, thưa ông? Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc: Cơ hội khắc phục hậu quả cũng có thể nhìn thấy được một phần bằng sự phối hợp chặt chẽ với hãng tàu, cơ quan có thẩm quyền như hải quan và cảnh sát, công an sở tại, Đại sứ quán và Thương vụ... Cụ thể như, có thể giữ những container chưa giao cho người nhận và trả lại cho chủ hàng Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần sự tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan một cách rất nhanh chóng, khẩn trương để tránh những chi phí phải trả cho hãng tàu mà chủ hàng phải chịu do giải phóng container chậm, đặt chỗ để chở hàng về sớm với con đường ngắn nhất để hạn chế hàng bị giảm chất lượng. Hoặc, bán cho người mua khác ngay tại nước sở tại để thu tiền hàng nhanh, tăng hiệu quả. Phóng viên: Với vai trò đại diện Trung tâm Trọng tài quốc tế, ông có khuyến nghị gì với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tránh những trường hợp tương tự đáng tiếc xảy ra? Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc: Tôi cho rằng, cần tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất. Doanh nghiệp cần đánh giá đúng tầm quan trọng để lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với số tiền thanh toán. Thủ đoạn lừa đảo đơn giản mà hiệu quả là tạo lòng tin từ những chuyến hàng hay hợp đồng nhỏ với cách thanh toán đơn giản. Sau đó, tăng dần số tiền của hợp đồng nên mức cao hơn mà vẫn dùng cách thanh toán đơn giản để tìm cách gian lận với chiêu bài "đã tin cậy" nên "đơn giản" để đỡ phí ngân hàng, đỡ đọng vốn so với hình thức mở thư tín dụng L/C. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần thuê tư vấn soạn thảo hợp đồng. Bởi, thực tế cho thấy, so với tổn thất thì chi phí này không đáng là bao và phải coi đây là "đầu tư cho kiến thức" để tránh rủi ro chứ không phải là "chi phí" của doanh nghiệp. Nhìn rộng hơn, đầu tư một lần có thể dùng cho thời gian dài nên chi tính theo năm và trên doanh số thì cũng không đáng kể. Các doanh nghiệp cũng nên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp học chuyên môn, tham gia hội thảo... để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Học phí không nhiều nhưng có tác dụng rất tốt để giảm rủi ro lâu dài. Doanh nghiệp cũng cần cố gắng kiểm soát trong kinh doanh khi đối tác xấu cho giá tốt, mời đi du lịch miễn phí... cũng như trong quá trình làm ăn với nhau thời gian dài sau đó tăng số lượng hàng để có trị giá hợp đồng cao hơn. Đến mức nào đó, dùng sơ hở có từ trước, hoặc mới phát sinh và vì đã "tin nhau" để gian lận, lừa đảo. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Tiếp tục tìm các phương án giải quyết
22:09' - 17/03/2022
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục huy động các thương vụ, đại sứ Việt Nam triển khai biện pháp can thiệp khẩn cấp, giúp doanh nghiệp tạm thời giữ lại lô hàng hạt điều tại cảng đến.
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về 100 container hạt điều Việt Nam xuất sang Italy có nguy cơ bị lừa
19:19' - 17/03/2022
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã thông tin về việc 100 container hạt điều Việt Nam xuất sang Italy có nguy cơ bị lừa.
-
Thị trường
Vụ 100 container hạt điều xuất sang Italy: Giúp doanh nghiệp điều lấy lại quyền sở hữu hàng hoá
16:34' - 17/03/2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Điều Việt Nam theo dõi sát vụ việc để hỗ trợ, tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.