Kiên Giang dành hơn 5.120 tỷ đồng thực hiện kế hoạch đầu tư công
Trong đó, vốn trong nước hơn 1.094 tỷ đồng, còn lại là vốn nước ngoài. Qua 2 tháng đầu năm, tỉnh đã giải ngân thanh toán vốn các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn hơn 610 tỷ đồng, đạt gần 12% kế hoạch vốn.
Đến nay, tỉnh phân bổ vốn đầu tư công cho các cơ quan, đơn vị và địa phương để triển khai thực hiện các dự án, công trình gần 5.000 tỷ đồng, phấn đấu giải ngân đầu tư công năm 2022 đạt 90% kế hoạch trở lên.
Vốn đầu tư công từ ngân sách địa phương, tỉnh bố trí thực hiện 79 chương trình, dự án trên các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao, tài nguyên môi trường, du lịch… gồm: 53 dự án chuyển tiếp, 23 chương trình, dự án khởi công mới, còn lại là các dự án, công trình khác và bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thành phố.
Vốn ngân sách Trung ương được bố trí cho 13 dự án giao thông, nông nghiệp, văn hóa, quốc phòng và 1 chương trình (Biển Đông - Hải đảo) từ nguồn vốn trong nước. Vốn nước ngoài gần 100 tỷ đồng bố trí 3 dự án lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên môi trường chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2022; trong đó có kế hoạch đầu tư công và chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, các huyện, thành phố triển khai thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm. Tỉnh thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư đến nghiệm thu, vận hành công trình; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân. Ngành chức năng được giao phối hợp, rà soát các dự án vướng mắc, tồn đọng, khắc phục nhanh những hạn chế của năm 2021 trong đầu tư công; cắt giảm, điều chuyển vốn đối với các dự án giải ngân thấp sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn. Tỉnh sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, chủ đầu tư đẩy nhanh các thủ tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là bồi thường giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, chú trọng nhóm công trình trọng điểm, nhất tại một số địa phương như: Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, An Biên, U Minh Thượng, Phú Quốc… - nơi có nhiều dự án lớn.Khi có mặt bằng sạch mới tổ chức đấu thầu và triển khai thi công xây dựng, nhất là đối với các dự án giao thông.
Đối với đảo Phú Quốc có nhiều dự án, công trình trọng điểm, quy mô lớn, Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng cho hay, thành phố thành lập Tổ công tác giải phóng mặt bằng cho các chương trình, dự án trọng điểm; giúp thành phố chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các xã, phường trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng... Giải phóng mặt bằng là một trong những khâu khó khăn, nhiều vướng mắc và tốn thời gian. Giải quyết nút thắt này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư công đúng kế hoạch tiến độ./.Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ trình Quốc hội xem xét những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc
16:58'
Chiều 10/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp thứ 9 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
15:19'
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện nghiên cứu dự báo và hoạch định chính sách; đổi mới công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026
15:19'
Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành phiên họp bế mạc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai
13:28'
Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế để thực hiện linh hoạt các phương thức giao đất, cho thuê đất đối với quỹ đất dôi dư khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước, đất thu hồi...
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu
13:07'
HĐND thành phố Hà Nội thông qua việc đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu cho khu vực đất đã xây dựng và quy hoạch công viên thuộc phường Thanh Nhàn cũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về chính sách, pháp luật đất đai
10:48'
Sáng 10/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 01 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh xin ý kiến về dự án siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD
10:17'
Chủ tịch UBND TP. HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin ý kiến về đề xuất đầu tư dự án siêu Trung tâm dữ liệu dành riêng cho phát triển trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu trị giá khoảng 2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:15'
Sáng 10/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 47.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Quan hệ Việt Nam – Mỹ tiến tới tầm cao mới
10:15'
Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về lĩnh vực hợp tác mà 2 nước có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất.