Kiến nghị giải pháp khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ
Liên quan đến các giải pháp khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ, trao đổi với phóng viên TTXVN, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho hay, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ kiến nghị các giải pháp khôi phục việc khai thác hàng không quốc tế.
Cụ thể, tại văn bản số 12835/BGTVT-HTQT gửi Văn Phòng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Bộ đã làm việc với các hàng không gồm (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV và đại diện các bộ, ngành liên quan gồm: Y tế, Ngoại giao, Công an, Văn hóa-Thể thao và Du lịch để trao đổi về giải pháp khôi phục khai thác hàng không quốc tế.
Theo đó, tất cả các hãng hàng không cũng như doanh nghiệp khai thác cảng hàng không đều kiến nghị nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các nước và vùng lãnh thổ.
Để đảm bảo tính khả thi, các doanh nghiệp hàng không đề xuất dỡ bỏ quy định cách ly đối với hành khách đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho hay, các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc tiếp đón các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách; trong đó 100% nhân viên phục vụ đã được tiêm vaccine, đã ban hành quy trình vệ sinh dịch tễ theo quy định.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn về nới lỏng quy định cách ly đối với người nhập cảnh và sẽ sớm ban hành trong thời gian tới. Bộ Ngoại giao cũng đang tích cực thúc đẩy đàm phán với các đối tác công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vaccine”.
Trong khi đó, Bộ Công an đang phát triển ứng dụng IGOVN trong đó tích hợp quản lý xét duyệt nhân sự nhập cảnh, khai báo y tế, xác nhận tiêm vaccine...Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế nghiên cứu nới lỏng tối đa quy định về cách ly đối với hành khách nhập cảnh phù hợp với chính sách “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” hiện nay, tiến tới xem xét thời điểm dỡ bỏ quy định cách ly để thông báo tới các hãng hàng không tổ chức các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách.
Về phía các hãng hàng không, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép sớm mở lại đường bay quốc tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa nêu hàng loạt rủi ro nếu không sớm mở lại đường bay quốc tế.
Theo văn bản của Vietnam Airlines, trên cơ sở thực hiện mục tiêu kép về phòng, chống dịch và phát triển kinh tế, việc mở cửa dần cho khách quốc tế từ các khu vực có tỷ lệ tiêm vaccine cao, kiểm soát dịch bệnh tốt là rất cần thiết. Nếu chậm triển khai, Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến, không chỉ với khách du lịch mà còn với các nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp trong ngành hàng không, du lịch suy yếu, có thể dẫn đến phá sản, mất khả năng cạnh tranh với các hãng, các doanh nghiệp trong khu vực, khiến việc phục hồi sau đại dịch sẽ vô cùng khó khăn.
Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng thị trường vận tải hàng không chỉ đạt 13,4 triệu lượt khách, bằng 22,5% so với trước đại dịch (năm 2019). Riêng giai đoạn từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát (từ tháng 5/2021 đến giữa tháng 11), tổng khách vận chuyển chỉ đạt 2,1 triệu lượt khách, chỉ bằng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế chỉ bằng 1% so với năm 2019 và khách nội địa đạt 10% so với năm 2019.
Đáng chú ý theo ông Đặng Ngọc Hòa, gần đây, tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao, các nước trên thế giới nhanh chóng đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh để thu hút khách quốc tế, đón đầu nhu cầu đi lại sau khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát.
Các điểm chính trong chính sách của các quốc gia này là: Không hạn chế đối tượng và mục đích đi lại, bao gồm cả khách có quốc tịch nước sở tại, khách kiều bào và khách quốc tế (chỉ cần có hộ chiếu và thị thực hợp lệ).
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air cho rằng, nhu cầu mở lại các đường bay quốc tế hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là với các quốc gia đã và đang hoàn thành việc tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19.
Về lo ngại của biến chủng Omicron có ảnh hưởng đến tiến độ mở lại đường bay quốc tế, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết: “Chúng ta vẫn phải tích cực chuẩn bị để có thể triển khai ngay khi Bộ Y tế có những quy định cụ thể về cách ly cũng như đàm phán xong với các quốc gia mà chúng ta kết nối”.
Cũng theo ông Võ Huy Cường, với biến chủng Omicron, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng cho phép không thực hiện các chuyến bay, bao gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia châu Phi đến Việt Nam. Chuyến bay đến từ các nước khác vẫn triển khai bình thường. Không chỉ Việt Nam, các nước khác cũng đang tiến hành như vậy./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị ứng phó biến chủng Omicron
12:38' - 05/12/2021
Chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới Omicron vào Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam vừa có chỉ thị tăng cường phòng dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị dừng các chuyến bay đến từ 10 nước châu Phi
16:23' - 04/12/2021
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép không thực hiện các chuyến bay, gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam nêu lý do các hãng hàng không chưa được phép mở bán vé Tết
17:04' - 17/11/2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc mở đường bay đến đâu, tần suất như thế nào cần căn cứ vào thực tiễn thì mới mở bán…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.