Kiến nghị tháo gỡ khó khăn về hoàn thuế VAT đối với gỗ rừng trồng
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế VAT.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, từ đầu 2022 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguồn gỗ rừng trồng, đặc biệt các doanh nghiệp có sử dụng lượng cung gỗ rừng trồng lớn, như: doanh nghiệp dăm, ván bóc/ván ép, viên nén đang đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).
Trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU và Anh đang suy giảm từ 40-50%, dòng tiền đầu vào của các doanh nghiệp đang bị suy giảm nghiệm trọng, ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT làm cho các doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khốn đốn hơn.
Theo ước tính, lượng thuế VAT các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã khoảng 1.000 tỷ đồng, với hàng trăm doanh nghiệp hiện chưa được hoàn thuế. Có doanh nghiệp có số tiền thuế chưa được hoàn lên tới 200 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp từ 40-50 tỷ đồng.
Theo quy định hiện nay, thời gian hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp là không quá 40 ngày kể từ khi cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không được hoàn thuế từ tháng 4, tháng 5 năm 2022. Một số doanh nghiệp chưa được hoàn thuế từ tháng 1 năm 2022. Thời gian chậm hoàn thuế vượt xa so với quy định hiện hành. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, khó khăn trong khâu hoàn thuế hiện đã dẫn đến thực trạng một số doanh nghiệp phải dừng xuất khẩu; một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Nếu tình trạng khó khăn trong việc hoàn thuế VAT tiếp tục kéo dài trong tương lai, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa. Hệ lụy của điều này là chuỗi cung gỗ rừng trồng, bao gồm hàng triệu hộ gia đình trồng rừng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng ách tắc trong việc hoàn thuế VAT như hiện nay là do hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại các công văn: số 429/TCT- TTKT ngày 22/02/2021, số 2124/TCT-TTKT ngày 22/5/2020, số 2928/TCT-TTKT ngày 22/7/2020 và số 4569/TCT-TTKT ngày 27/10/2020.Cụ thể, coi gỗ và các mặt hàng gỗ được làm từ gỗ rừng trồng trong nước là các mặt hàng có độ rủi ro cao về thuế; yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp với cơ quan công an, hải quan, chính quyền địa phương… trong việc xác minh nguồn gốc gỗ. Việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp như hiện nay không những làm ách tắc các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tạo ra tâm lý lo sợ trong cộng đồng doanh nghiệp.Bên cạnh đó, các yêu cầu chi tiết của cơ quan thuế về việc xác minh nguồn gốc gỗ nguyên liệu hiện đang không nhất quán với các quy định có liên quan theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể, Điều 20 của Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 16/11/2018 về hồ sơ nguồn gốc lâm sản quy định các doanh nghiệp tham gia mua bán, vận chuyển gỗ rừng trồng trong nước cần có “Bảng chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản do chủ lâm sản bán”. Tuy nhiên, do coi các mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng là các mặt hàng rủi ro về thuế theo các văn bản của Tổng cục Thuế quy định (thông qua các công văn đề cập ở trên), dẫn tới chi cục thuế các địa phương kết hợp với chính quyền địa bàn của chủ rừng đi xác minh: “Diện tích rừng trồng là bao nhiêu, có hợp pháp không, có tranh chấp không; người ký hợp đồng mua bán có đủ hành vi năng lực không; có đủ năng lực cung cấp hàng không; gỗ có đủ tuổi để khai thác không?”.Ngoài ra, khi các doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ xin hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế tại nhiều địa phương trả lại hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp phải xác nhận nguồn gốc gỗ nguyên liệu đầu vào trong các mặt hàng xuất khẩu. Cụ thể, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khác đang thực hiện việc xác minh nguồn gốc nguyên liệu tới tận chủ rừng, bao gồm việc yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp sổ đỏ của chủ rừng và cần bên thứ ba là cơ quan kiểm lâm địa bàn hoặc Ủy ban nhân xã xác nhận hồ sơ nguồn gốc lâm sản.“Điều này cho thấy sự không nhất quán giữa Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và các quy định của Tổng cục Thuế về xác minh nguồn gốc lâm sản”, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho hay.Bên cạnh đó thực tế chuỗi cung gỗ rừng trồng hiện nay cho thấy hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng gỗ rừng trồng, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu ván bóc/ván ép, doanh nghiệp dăm và viên nén phải thu mua gỗ nguyên liệu đầu vào từ nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm hàng chục nghìn hộ tư thương, các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ… và từ nhiều địa phương khác nhau. Việc xác minh nguồn gốc gỗ theo các quy định của Tổng cục Thuế mất rất nhiều thời gian. Trong nhiều trường hợp với chuỗi cung có nhiều khâu trung gian, việc xác minh chi tiết tới từng đơn vị chủ rừng là điều không thể thực hiện. Để giải quyết tình trạng ách tắc trong việc hoàn thuế VAT hiện nay, nhằm tránh nguy cơ đóng cửa đối với hàng trăm doanh nghiệp, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính như cần có sự thống nhất giữa 2 Bộ để hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các yêu cầu có liên quan tới việc xác định nguồn gốc gỗ và hồ sơ lâm sản trong quá trình hoàn thuế.Hiệp hội cũng đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm giải quyết việc hoàn thuế VAT đối với các doanh nghiệp đã có đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định nhưng hiện tại chưa được giải quyết./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Liên kết phát triển thị trường đồ gỗ nội địa bền vững
12:18' - 04/11/2022
Việt Nam có khoảng trên 300 làng nghề tham gia khâu sản xuất và thương mại đồ gỗ. Tuy nhiên, hầu như chưa có sự kết nối giữa các làng nghề và các công ty để phát triển thị trường nội địa.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 thế giới
17:43' - 28/10/2022
Mặt hàng viên nén gỗ đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hướng tới là trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu thế giới
17:39' - 28/10/2022
Theo dự báo, vào năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam ước đạt 25 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Nhiều ưu đãi khi tham gia bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care
15:30' - 29/11/2024
BIC Smart Care là sản phẩm bảo hiểm dành riêng cho khách hàng của BIDV được thiết kế với những quyền lợi vượt trội với 3 chương trình linh hoạt.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Việt tích cực thực hiện đổi mới sáng tạo phục vụ người tiêu dùng
09:44' - 29/11/2024
Để bắt kịp xu hướng tiêu dùng, đưa ra các sản phẩm phù hợp, các doanh nghiệp bán lẻ có nhiều cách tiếp cận cũng như học hỏi thông qua lịch sử mua hàng của người tiêu dùng.
-
Chuyển động DN
TKV điều hành sản xuất phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2024
17:16' - 28/11/2024
Sáng 28/11, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV, Giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh Nguyễn Huy Nam chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất - tiêu thụ than tháng 12/2024.
-
Chuyển động DN
Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 – 2024
15:34' - 28/11/2024
Tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, Masan Group đã được vinh danh là Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 – 2024.
-
Chuyển động DN
17 doanh nghiệp được vinh danh nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
15:21' - 28/11/2024
Giải thưởng dành cho những sáng kiến đổi mới, đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến thinh vượng và phát triển bền vững.
-
Chuyển động DN
Google khai trương học viện trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại London
08:35' - 28/11/2024
Trung tâm được đặt tại Camden - khu vực mà ông Starmer đại diện trong quốc hội và cũng là nơi Google dự định đặt trụ sở tương lai.
-
Chuyển động DN
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu công nghiệp Đồng Văn VI
19:47' - 27/11/2024
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đồng Văn VI được triển khai ở xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 250 ha.
-
Chuyển động DN
Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
11:04' - 27/11/2024
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn BIM bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị
19:46' - 26/11/2024
Ngày 25/11/2024, Hội đồng Quản trị Tập đoàn BIM chính thức bổ nhiệm ông Đoàn Quốc Huy đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc.