Kiều hối đổ về Trung Mỹ tăng kỷ lục trong năm 2021
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu lao động phục hồi đã thúc đẩy lượng kiều hối đổ về Mexico và các nước Bắc Trung Mỹ tăng hơn 25%, lập kỷ lục mới trong năm 2021 và trở thành nguồn lực quan trọng cho các nền kinh tế khu vực đang chật vật phục hồi sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Theo các chuyên gia, kinh tế phục hồi đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng lao động trong các ngành thiết yếu và lao động nhập cư ở Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng kinh tế “tương đối yếu kém” ở Mexico và Bắc Trung Mỹ cũng thôi thúc người di cư gửi nhiều kiều hối hơn.
Trả lời phỏng vấn nhật báo lớn nhất Mexico El Universal, Dilip Ratha, chuyên gia về di cư và phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định 2021 là một năm “rất, rất bất thường”, trong đó mặc dù lượng kiều hối có xu hướng phục hồi trên toàn cầu, song tốc độ tăng trưởng ở Mexico và Trung Mỹ nói riêng nổi trội hơn cả.
Cụ thể, số liệu của WB cho thấy lượng kiều hối đổ về Mexico đã tăng 27%, vượt 51 tỷ USD. Guatemala ghi nhận mức tăng kỷ lục 34,8%, đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, trong khi thu hút kiều hối của Honduras và El Salvado tăng khoảng 26%.
Ông Jesus Cervantes Gonzalez, người đứng đầu bộ phận thống kê kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Tiền tệ Mỹ Latinh (CEMLA), nhấn mạnh đà tăng trưởng mạnh mẽ tại Mỹ - đạt 5,7% vào năm 2021, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy dòng tiền chảy vào khu vực, vì đến nay nền kinh tế số một thế giới vẫn là nguồn kiều hối chính của Mexico và Trung Mỹ.
Đặc biệt, người di cư Mexico làm việc tại Mỹ lấy lại việc làm nhanh hơn mức trung bình của người lao động trong toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Các gói kích cầu của chính phủ Mỹ cũng gia tăng thu nhập cho người lao động. Trong đó, lao động nhập cư hợp pháp được nhận séc trợ cấp, và có những bang cũng cho phép người nhập cư không có giấy tờ nhận hỗ trợ.
Các nền kinh tế khu vực hiện đang phụ thuộc vào kiều hối hơn bao giờ hết. Tại El Salvador và Honduras, kiều hối đã tương đương hơn 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Còn ở Mexico, quốc gia với dân số gấp El Salvador gần 20 lần, con số này là 4%, cao hơn cả mức đóng góp của xuất khẩu dầu mỏ hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nguồn tài chính này giúp duy trì các nền kinh tế đang đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm lại. Năm 2014, các nhà kinh tế của Ngân hàng Mỹ ước tính mỗi USD kiều hối kích thích 1,7 USD chi tiêu ở Mexico. Giới chuyên gia nhận định năm 2022 dòng tiền sẽ tiếp tục tăng nhưng chậm hơn, do tăng trưởng chững lại và lãi suất tăng lên.
Chuyên gia Dilip Ratha cho rằng mức độ phụ thuộc cao vào kiều hối không phải tín hiệu xấu, mà chỉ là kết quả tự nhiên của tình trạng thất nghiệp và lương thấp. Theo ông Ratha, kiều hối thực sự là cứu cánh tài chính giúp hàng triệu người không rơi vào cảnh nghèo đói./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Cuba ủy quyền quản lý kiều hối cho một tổ chức tài chính mới
08:53' - 08/02/2022
Cuba vừa ủy quyền cho tổ chức tài chính Orbit S.A quản lý nguồn kiều hối và thực hiện các hoạt động chuyển tiền.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lượng kiều hối đổ về Mexico tăng kỷ lục
07:36' - 07/02/2022
Ngân hàng trung ương Mexico (Banxico) thông báo lượng kiều hối đổ về quốc gia này trong năm 2021 đạt 51,594 tỉ USD, mức cao kỷ lục và tăng 27% so với năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cảnh báo tương lai bất ổn của ngành tài chính Thụy Sỹ
09:07' - 19/11/2024
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ (FINMA) cảnh báo rằng ngành tài chính nước này sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn do các cuộc xung đột địa chính trị đang diễn ra trên khắp thế giới.