Kiều hối - "dòng huyết mạch" của tăng trưởng kinh tế châu Phi (Phần 1)
Nhiều nền kinh tế châu Phi bị chao đảo khi xảy ra các cuộc xung đột bạo lực ở trong nước. Các nhà đầu tư và khu vực tư nhân có xu hướng tránh rủi ro và họ sẽ ngừng bơm tiền vào các nước không đảm bảo duy trì hòa bình và an ninh.
Nhưng nghiên cứu mới đây của Quỹ Một Trái Đất tương lai, Đại học Colorado, Mỹ tiến hành tại một số nước châu Phi như Nigeria, Ivory Coast và Ethiopia cho thấy đầu tư của cộng đồng kiều dân có thể đóng vai trò nguồn tài chính thay thế trong thời kỳ các nước này đối mặt với khủng hoảng.
Kiều dân đã và đang đóng góp tài chính cho quê hương thông qua kiều hối. Kiều hối có thể được kiều dân gửi thông qua các khoản tài chính tới người thân, bạn bè trong nước. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính năm 2017 khoảng 466 tỷ USD kiều hối được gửi tới các nước thu nhập thấp và trung bình.Nghiên cứu cho thấy trong thời gian xảy ra xung đột ở một quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước đó có thể giảm nhưng lượng kiều hối vẫn tương đối ổn định, thậm chí tăng lên. Thực tế đó có thể giải thích được bởi kiều hối thường hướng tới người thân hoặc bạn bè của kiều dân và diện nhận kiều hối càng cần giúp đỡ hơn khi trong nước xảy ra chiến tranh hoặc xung đột.Hình thức đầu tư này có thể đóng vai trò là "huyết mạch" sống còn cho sự phát triển của khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế ngay cả những vùng có môi trường đầu tư khó khăn nhất. Do vậy, ngay trong những thời điểm bất ổn nhất, kiều dân có thể sẵn sàng gửi về nước lượng kiều hối lớn hơn.Để hiểu tính ổn định tương đối của đầu tư từ cộng đồng kiều dân, cần so sánh hình thức này với các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác dựa theo số liệu về tần suất xung đột.Tần suất xung đột được hiểu là số lượng các cuộc xung đột xảy ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Tại Nigeria, tần suất xung đột ít có đột biến từ năm 1997 cho đến cuối những năm 2000. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng trưởng bền vững của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức tăng hơn 5 lần. Tuy nhiên, vào cuối những năm 2000, với sự leo thang xung đột, chủ yếu từ sự tấn công của nhóm khủng bố Boko Haram và sự gia tăng bạo lực ở Vành đai trung tâm phân chia vùng lãnh thổ Bắc – Nam của nước này, cộng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến đầu tư nước ngoài vào Nigeria giảm đáng kể. Năm 2017, đầu tư nước ngoài vào Nigeria chỉ chiếm khoảng 40% so với mức đỉnh điểm vào năm 2011.Xung đột leo thang tại Nigeria vào các năm 2010 và 2017 khiến đầu tư sụt giảm, trong khi năm 2016, tình hình xung đột dịu hơn khiến dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng. Dù cần xét đến nhiều yếu tố nhưng rõ ràng có mối tương quan khá chặt chẽ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tần suất xung đột.Lượng kiều hối gửi về Nigeria tương đối ổn định từ năm 1997 đến giữa những năm 2000, với sự tăng đột biến so với trước năm 1997, sau đó là giai đoạn ổn định tương đối khác và tăng trưởng nhẹ ở những năm cuối giai đoạn.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua giành ảnh hưởng kinh tế tại châu Phi
07:02' - 27/02/2019
Châu Phi sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào khiến nhiều cường quốc trên thế giới phải “để mắt”, và chính sự cạnh tranh gay gắt để gia tăng tầm ảnh hưởng đó đã gieo mầm cho những căng thẳng và xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi trước vai trò dẫn dắt châu Phi
05:30' - 26/02/2019
Tại phiên họp lần thứ 32 của Liên minh châu Phi (AU) vừa qua, Nam Phi được bầu làm chủ tịch năm 2020 của tổ chức, đánh dấu sự trở lại của nước này với vai trò điều hành tổ chức lớn nhất châu lục.
-
Kinh tế Thế giới
IATA kêu gọi châu Phi mở cửa cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không
18:32' - 27/11/2018
Các quan chức hàng không quốc tế bày tỏ quan ngại việc chính phủ nhiều nước châu Phi đang thực hiện ngăn chặn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hàng không.
-
Kinh tế Thế giới
Liên hợp quốc kêu gọi châu Phi ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo
19:06' - 21/11/2018
Ngày 20/11, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi chính phủ các nước châu Phi ưu tiên đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp chế tạo nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của lục địa 1,2 tỷ dân này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.