Kinh doanh đa cấp biến tướng - Bài 3: Tạo môi trường minh bạch và hiệu quả
Sau gần 12 năm hoạt động tại Việt Nam, mô hình kinh doanh đa cấp đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước... Tuy nhiên, những biến tướng của bán hàng đa cấp đã khiến loại hình kinh doanh này chưa phát huy được hết tiềm năng.
Để kinh doanh đa cấp phát triển lành mạnh, môi trường minh bạch và hiệu quả là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp là hoạt động được pháp luật thừa nhận với những quy định tương đối hoàn chỉnh, tương đồng với mô hình quản lý của thế giới.
Trước đây, hoạt động kinh doanh đa cấp được quản lý bằng Nghị định 110/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau gần mười năm thực hiện, Nghị định này đã bộc lộ một số bất cập.
Đến tháng 5/2014, Chính phủ đã thay thế nghị định 110/2005/NĐ-CP bằng Nghị định 42/2014/NĐ-CP với nhiều quy định chặt chẽ hơn về đối tượng kinh doanh; những hành vi bị cấm; trình tự, thủ tục đăng ký; cách thức quản lý; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp; ký quỹ…
Bên cạnh Nghị định 42/2014/NĐ-CP, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 71/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh khi bán hàng đa cấp.
Trong đó, mức phạt cao nhất đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi như kinh doanh đa cấp nhưng không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào…
Luật pháp quy định khá đầy đủ, chặt chẽ, tuy nhiên thời gian gần đây hoạt động bán hàng đa cấp đã có nhiều biến tướng, xảy ra những bất cập.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã tăng cường quản lý, kiểm tra, xử phạt và tiến hành rà soát, đánh giá, phát hiện những điểm chồng chéo, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Tại Hà Nội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố đã yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn.
Theo Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản, việc tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn có tác dụng phát hiện kịp thời các đối tượng lợi dụng để tiếp xúc, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động bán hàng đa cấp trái luật...
Những người tham gia kinh doanh bán hàng đa cấp phải có trách nhiệm hơn và các doanh nghiệp phải chấn chỉnh và tuân thủ luật pháp một cách chặt chẽ, cùng nhau làm trong sạch hóa hình thức kinh doanh đa cấp trong cộng đồng.
Việt Nam hiện có 67 doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp, phần lớn các doanh nghiệp này đều hoạt động đúng pháp luật, tăng trưởng khá và có đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Đến nay có thể khẳng định rằng, hoạt động kinh doanh đa cấp minh bạch và hiệu quả là phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã xây dựng bộ quy tắc đạo đức trong hoạt động kinh doanh đa cấp.
Theo đó, người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp không được quảng cáo sai lệch về sản phẩm, không lôi kéo người tham gia ngoài mục đích bán hàng; các doanh nghiệp bán hàng đa cấp không chỉ đào tạo về kỹ năng bán hàng mà còn phải truyền đạt về kiến thức pháp luật trong kinh doanh.
Bộ quy tắc của Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng mà một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả nhất là công ty Amway Việt Nam.
Từ năm 2008 đến nay, với chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, Amway luôn tuân thủ các quy định, định hướng của cơ quan quản lý nhà nước đồng thời đào tạo và giám sát việc tuân thủ những quy định, quy tắc đạo đức nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Ông Leo Boon Wang - Tổng giám đốc Amway Việt Nam khẳng định, tuân thủ các quy tắc ứng xử trong kinh doanh đa cấp là kim chỉ nam trong hoạt động của tập đoàn Amway.
Đây cũng là nền tảng và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính phát triển bền vững chứ không chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Việc các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chủ động theo đuổi những giá trị đích thực thông qua đào tạo nhân viên, phổ biến cho các nhà phân phối và đối tác trong mạng lưới kinh doanh là một nỗ lực đáng ghi nhận.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh, hợp tác với các cơ quan chính phủ và giới truyền thông nhằm nâng cao nhận thức xã hội về bán hàng đa cấp chân chính tuy sẽ làm giảm doanh số bán hàng và gặp phải không ít khó khăn trong việc giữ chân nhà phân phối nhưng sẽ là mô hình đúng đắn, mang lại lợi ích bền vững mà các công ty kinh doanh đa cấp nhất định phải tuân theo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bắt tạm giam TGĐ Công ty Phúc Gia Bảo 868 để điều tra về hành vi lừa đảo mang tính đa cấp
15:13' - 21/04/2016
Ngày 21/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thế Anh, TGĐ Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Phúc Gia Bảo 868 để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
-
Doanh nghiệp
Công khai số điện thoại nhận phản ánh về vi phạm trong bán hàng đa cấp
11:56' - 19/03/2016
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các Sở Công Thương tỉnh, thành phố phải công khai rộng rãi số điện thoại để người dân phản ánh về những vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.
-
Phân tích doanh nghiệp
Cục quản lý cạnh tranh: Cần cẩn trọng với hoạt động bán hàng đa cấp
17:03' - 08/03/2016
Cục Quản lý Cạnh tranh vừa lên tiếng chính thức cảnh báo về hình thức bán hàng đa cấp sau một loạt các vụ việc doanh nghiệp lợi dụng mô hình này để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.