Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn, năm 2024 Bộ Tài chính đã triển khai một loạt các biện pháp tài khóa nhằm khôi phục hoạt động kinh tế và giảm thiểu tác động của những bất ổn toàn cầu.
Trong những năm qua, là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong điều hành chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã chủ động lên phương án thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, chủ động, linh hoạt để tạo điều kiện cho doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, phát triển một cách bền vững, phục hồi, “khoan thư sức dân” hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết, xu thế của thế giới hiện nay đang thắt chặt chính sách tài khóa, tức là tăng thuế suất để đảm bảo sự vững mạnh của tài chính công. Tuy nhiên, Việt Nam mới trải qua đại dịch COVID-19 nên vẫn thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã khẳng định, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là động lực phát triển của nền kinh tế. Theo đó, chính sách tiền tệ đã điều hành chủ động, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả. Chính sách tài khóa được thực hiện mở rộng và hợp lý, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.Cũng trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp với các chính sách vĩ mô khác, nhằm thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.Ngoài các chính sách thuế, Bộ Tài chính cũng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để đưa nguồn lực này vào nền kinh tế. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2024, tổng vốn giải ngân đầu tư công mới chỉ đạt 54,8% kế hoạch năm, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao phản ánh một số khó khăn trong quá trình triển khai các dự án. Tuy vậy, việc giải ngân nhanh chóng và hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Cùng với đó, để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã đề nghị triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, nhất là thu hoạt động kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực như: xăng dầu, kinh doanh vàng, ăn uống, kinh doanh thương mại điện tử… Nhờ vậy, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ (bình quân các năm 2021-2023 là 3% GDP, đánh giá 2024 khoảng 3,4% GDP), trong phạm vi Quốc hội cho phépChuyên gia kinh tế Định Trọng Thịnh nhận định, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư công trong chính sách tài khóa năm 2024 đã giúp nền kinh tế phát triển ổn định. Nhưng các yếu tố như lạm phát, nợ công và các bất ổn kinh tế toàn cầu là những thách thức cần được xem xét kỹ trong việc triển khai chính sách tài khóa trong các năm tới.Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Việt Nam phải đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát nên chính sách tài khóa trong năm 2025 nên chuyển về trạng thái bình thường.Trong năm 2025, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là trong việc kiểm soát lạm phát và nợ công. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành tài chính là rất nặng nề với dự toán thu ngân sách nhà nước là hơn 1,96 triệu tỷ đồng. Dự toán chi ngân sách nhà nước là hơn 2,5 triệu tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước là 471.500 tỷ đồng tương đương 3,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP).Do đó, các chuyên gia cho rằng vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2025 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu lớn của ngành là xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, Bộ sẽ đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, đặc biệt chú trọng nguồn lực thực hiện nhanh các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng; chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp và tinh gọn bộ máy.Bộ Tài chính thường xuyên theo dõi, dự báo đúng tình hình kinh tế thế giới và trong nước; không để bị động, bất ngờ, tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế khác nhằm giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội.Bộ cũng tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.Cùng với đó, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục cơ cấu lại chi đầu tư công; phấn đấu giải ngân đầu tư công cao hơn năm trước, hạn chế tối đa tình trạng chuyển nguồn.Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng đảm bảo các chỉ tiêu trong giới hạn an toàn nợ theo quy định; tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng an toàn, bền vững.- Từ khóa :
- bộ tài chính
- giảm thuế
- chính sách tài khóa
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính
20:08' - 11/12/2024
Tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trước khi sắp xếp là 56 đầu mối.
-
Bất động sản
Bộ Tài chính nói gì về việc đánh thuế bất động sản thứ hai?
20:20' - 06/12/2024
Bộ Tài chính cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân
11:35' - 26/11/2024
Bộ Tài chính vừa có dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giới chuyên gia: Thu từ thuế quan của Mỹ có thể thấp hơn nhiều dự báo
13:17'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thuế quan sẽ giúp nền kinh tế nước này “giàu có”, song các chuyên gia kinh tế cho rằng số tiền thu về có thể thấp hơn nhiều so với dự báo của Nhà Trắng.
-
Tài chính
IMF lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận tín dụng với Argentina
07:00'
Chính phủ Argentina khẳng định khoản vay IMF sắp tới sẽ không được sử dụng cho mục đích chi tiêu mà nhằm tái cấp vốn cho BCRA. Hiện tại, Argentina đang là "con nợ" lớn nhất của IMF.
-
Tài chính
Hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024 từ ứng dụng eTax Mobile
17:06' - 01/04/2025
Năm nay, cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thời hạn chậm nhất là ngày 5/5/2025.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thị trường đồ cũ trị giá 43.000 tỷ won và thách thức từ chính sách thuế
07:30' - 01/04/2025
Delivered Korea – công ty hỗ trợ khách hàng nước ngoài mua hàng từ các nhà bán lẻ Hàn Quốc, bao gồm cả hàng cũ – đạt giá trị giao dịch 48 tỷ won vào năm ngoái, tăng hơn 200% so với năm trước.
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo trang facebook của Bộ Tài chính
17:36' - 31/03/2025
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
-
Tài chính
Nhiều bộ ngành, địa phương có nguy cơ không hoàn thành gửi báo cáo kiểm kê tài sản công
10:30' - 30/03/2025
Bộ Tài chính cho biết vẫn còn các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc đăng ký đối tượng kiểm kê, chậm so với thời hạn yêu cầu.
-
Tài chính
Hải Dương nâng cao chất lượng đầu tư, thu hút mạnh dòng vốn ngoại
10:22' - 30/03/2025
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 18 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; trong đó có 2 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 74 triệu USD và 16 dự án DDI với tổng vốn đầu tư khoảng 23.614 tỷ đồng.
-
Tài chính
Thị trường tiền tệ toàn cầu khép lại một tuần đầy biến động
14:09' - 29/03/2025
Thị trường tiền tệ toàn cầu vừa khép lại một tuần đầy biến động, khi các đồng tiền chủ chốt phản ứng mạnh trước loạt tín hiệu kinh tế quan trọng.
-
Tài chính
Mỹ tạm ngừng đóng góp tài chính cho WTO
15:16' - 28/03/2025
Theo các nguồn tin thương mại giấu tên ngày 27/3, Mỹ đã tạm ngừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).