Kinh tế Anh chật vật hậu Brexit
Bốn năm sau khi Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), phần lớn các nhà kinh tế và người dân nước này đều cho rằng Brexit (chỉ việc Anh rời EU) đã để lại những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế.
Theo một khảo sát gần đây của tổ chức Nước Anh trong một châu Âu thay đổi, hơn 66% người dân Anh tin rằng Brexit gây thiệt hại kinh tế. * Những dự báo bi quanCuộc “chia tay” với đối tác thương mại lớn nhất của Anh, được quy định trong Thỏa thuận hợp tác thương mại (TCA), có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, đã tác động sâu rộng đến kinh tế Anh, với tăng trưởng kém, năng suất thấp, thương mại, đầu tư giảm và người dân nghèo đi. Đầu tháng 5, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo năm 2025, kinh tế Anh sẽ đứng cuối bảng trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 1% - thấp hơn mức 1,2% được tổ chức này dự báo trước đó. OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Anh trong năm nay xuống còn 0,4% từ mức 0,7% trước đó. Theo OECD, lãi suất cao, lạm phát kéo dài và tình trạng thiếu lao động lành nghề là nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kém của nước này. Đáng chú ý, dự báo bi quan về Anh được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu “đang tăng trưởng mạnh” bất chấp những nguy cơ từ cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, theo OECD. Theo nghiên cứu của tổ chức tư vấn Cambridge Econometrics (Anh), tổng giá trị gia tăng thực tế (GVA- thước đo quy mô nền kinh tế) của Anh trong năm 2023 thấp hơn khoảng 140 tỷ bảng so với mức nếu Anh vẫn ở lại liên minh thuế quan và thị trường chung, và sẽ giảm khoảng 311 tỷ bảng (10,1%) đến năm 2035. * Một thực tế đầy thách thứcTrung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế (CEPR) nhận định Brexit khiến Tổng sản phẩm quốc nội của Anh giảm 2-3% do thương mại giảm. Theo Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR), tỷ trọng thương mại trong GDP của Anh đã giảm đáng kể và hiện ở mức thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Giáo sư Kinh tế và Chính sách công tại Đại học King’s College London Jonathan Portes cho biết tác động trực tiếp và rõ nhất của Brexit là tạo ra các rào cản thương mại đáng kể giữa Anh và EU. Với việc áp đặt các hàng rào phi thuế quan mới, Brexit đã tác động tiêu cực lớn và liên tục tới xuất khẩu hàng hóa của Anh, với các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt chịu ảnh hưởng do những khó khăn về chuỗi cung ứng sản xuất. Theo ONS, thương mại giữa Anh và EU giảm mạnh sau Brexit, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu của Anh sang EU trong năm 2023 giảm 11,5 tỷ bảng so với năm trước đó. Các thủ tục về kiểm dịch và an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Anh và EU sau Brexit gây chi phí chồng chất cho các doanh nghiệp Anh, tác động tiêu cực tới thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Theo ông John Springford tại Trung tâm nghiên cứu cải cách châu Âu (Anh), tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ bị bỏ lỡ do Brexit khiến xuất khẩu của Anh mất khoảng 23 tỷ bảng/quý, tương đương mức giảm khoảng 4-5% GDP so với mức nếu Anh vẫn ở trong khối.Một tác động khác của Brexit là nguồn cung lao động của Anh bị thắt chặt do Brexit chấm dứt sự di chuyển tự do từ EU. Giáo sư Portes chỉ ra rằng lượng nhập cư ròng từ EU đến Anh - đạt mức đỉnh 200.000 người/năm vào thời điểm trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 - hiện đứng ở mức âm.
Điều này tác động tiêu cực tới một số ngành cụ thể cũng như tới sự linh hoạt của toàn bộ thị trường lao động của Anh, với tác động chính là làm tăng chi phí và giảm sản lượng ở các ngành bị ảnh hưởng.
Theo Giáo sư Portes, Brexit cũng ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư. Ông cho rằng mặc dù Anh có mức đầu tư kinh doanh tương đối thấp trước khi rời EU, số liệu tổng hợp và bằng chứng khảo sát đều cho thấy Brexit ít nhất chịu trách nhiệm một phần cho hiệu suất đầu tư đặc biệt kém tại Anh kể từ năm 2016, với mức đầu tư thấp hơn 10% so với trước Brexit, là một nguyên nhân gây giảm sản lượng GDP và năng suất. Theo OBR, Brexit khiến năng suất dài hạn của Anh giảm 4% so với trước khi nước này rời EU. Cuộc chia tay với EU cũng gây thiệt hại đáng kể cho người lao động, với số việc làm mới ở Anh giảm 4,8%, đồng thời ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng Anh. Theo một nghiên cứu của trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), Brexit - khiến lạm phát đặc biệt cao và làm giảm giá trị đồng bảng, khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ - đóng góp 30% vào mức tăng giá thực phẩm kể từ năm 2019, khiến hóa đơn thực phẩm mỗi hộ gia đình tăng thêm trung bình 210 bảng, gây tổng thiệt hại 5,8 tỷ bảng cho người tiêu dùng Anh. Tính trung bình, mỗi người dân Anh thiệt hại gần 2.000 bảng.- Từ khóa :
- brexit
- anh rời eu
- anh
- kinh tế anh
- liên minh châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh tiếp tục thiết lập các quy tắc mới hậu Brexit
13:22' - 20/05/2024
Chính phủ Anh sẽ phải chi ít nhất 4,7 tỷ bảng Anh (6 tỷ USD) để triển khai các thủ tục biên giới hậu Brexit, việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), sau nhiều lần trì hoãn việc thiết lập các quy tắc mới.
-
Hàng hoá
Chi phí xuất khẩu thực phẩm từ Anh sang EU tăng cao hậu Brexit
09:03' - 24/02/2024
Các nhà xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật của Anh phải trả thêm chi phí để được các bác sĩ thú y xác nhận trước khi xuất khẩu hàng đến EU.
-
Chứng khoán
Anh đề xuất nới lỏng quy tắc IPO cho doanh nghiệp hậu Brexit
14:25' - 20/12/2023
Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA) đã đề xuất một "điểm vào duy nhất" để đơn giản hóa và tăng tốc độ niêm yết của các công ty.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Mỹ-Trung thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản xem xét lại chuỗi cung ứng
22:03' - 16/03/2025
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tái diễn, có 27% các công ty Nhật Bản đang cân nhắc hạn chế sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Mỹ và Nga thảo luận các bước tiếp theo cho vấn đề Ukraine
14:30' - 16/03/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 15/3 đã có cuộc điện đàm để thảo luận về giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua dự luật ngân sách tạm thời
13:28' - 16/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật ngân sách tạm thời kéo dài đến hết tháng 9/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc cách mạng logistics trong kỷ nguyên AI
13:04' - 16/03/2025
Trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một "trợ thủ đắc lực", hứa hẹn cách mạng hóa ngành logistics và định hình tương lai của thương mại điện tử.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh thành lập phái đoàn đàm phán hòa bình
11:02' - 16/03/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh về thành phần phái đoàn có nhiệm vụ tiếp xúc với các đối tác quốc tế về các nỗ lực hòa bình.
-
Kinh tế Thế giới
EU dự thảo kế hoạch nới lỏng mục tiêu dự trữ khí đốt
05:30' - 16/03/2025
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về việc tăng tính linh hoạt cho các mục tiêu bắt buộc về dự trữ khí đốt, do lo ngại các quy định hiện hành có thể làm tăng giá khí đốt.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
21:12' - 15/03/2025
Hàng trăm nhà máy thịt của Mỹ được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc theo Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 năm 2020 với Tổng thống Donald Trump sẽ không còn quyền xuất khẩu vào ngày 16/3.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường mới của Canada trong cuộc đối đầu thương mại với Mỹ
10:06' - 15/03/2025
Ngày 14/3, ông Mark Carney đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 24 của Canada cùng với một Nội các mới tinh gọn hơn, chính thức tiếp quản vị trí do người tiền nhiệm Justin Trudeau để lại.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS 2025: Brazil thúc đẩy đảm bảo an ninh lương thực
08:51' - 15/03/2025
Chủ tịch BRICS 2025 kêu gọi các nước thành viên cùng hành động tập thể và phối hợp để giải quyết những thách thức của thế kỷ XXI, trong đó có nguy cơ mất an ninh lương thực.