Anh tiếp tục thiết lập các quy tắc mới hậu Brexit
Văn phòng Kiểm toán Quốc gia (NAO), cơ quan giám sát chi tiêu của Quốc hội Anh, ngày 20/5 cho biết, Anh bỏ phiếu cho Brexit vào năm 2016, nhưng tính chất phức tạp của việc điều chỉnh chuỗi cung ứng và thiết lập lại biên giới khiến đến năm nay nước này mới bắt đầu thiết lập các quy tắc mới.
Giai đoạn đầu tiên của "Mô hình vận hành mục tiêu biên giới" mới của Anh, yêu cầu hàng hóa qua hải quan có chứng nhận bổ sung, đã có hiệu lực vào ngày 31/1. Giai đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày 30/4, áp dụng kiểm tra thực tế tại các cảng. Giai đoạn thứ ba, yêu cầu khai báo an ninh và bảo mật, dự kiến bắt đầu vào ngày 31/10.
NAO cho biết con số 4,7 tỷ bảng Anh là số tiền mà chính phủ dự kiến sẽ chi cho 13 chương trình quan trọng nhất để quản lý việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới sau Brexit và cải thiện hiệu suất trong suốt thời gian hoạt động của các chương trình.
Chính phủ Anh đã 5 lần trì hoãn việc thực hiện toàn bộ các biện pháp kiểm soát kể từ khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào ngày 31/12/2020.
NAO cho biết điều này gây ra sự thiếu rõ ràng cho các doanh nghiệp, phát sinh thêm nhiều chi phí cho chính phủ và các cảng biển, đồng thời làm tăng nguy cơ an ninh sinh học đối với Anh. Trên thực tế, doanh nghiệp buôn bán hàng hóa giữa Anh và EU phải đối mặt với thêm chi phí và thủ tục hành chính dù các quy trình biên giới sau khi rời EU được áp dụng "tương đối trơn tru".
NAO cũng cho rằng "Chiến lược biên giới Vương quốc Anh 2025", được Chính phủ Anh công bố vào năm 2020, thiếu một lộ trình rõ ràng và kế hoạch thực hiện phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, với các cơ quan chức năng thực hiện triển khai chiến lược. NAO nhấn mạnh chính phủ cũng cần một cách tiếp cận thực tế hơn đối với chuyển đổi kỹ thuật số.
Sau quyết định của Anh rời khỏi EU, chính phủ và những người ủng hộ Brexit lập luận rằng việc mất khả năng tiếp cận thị trường chung của EU sẽ được bù đắp bằng các FTA mà Anh có thể ký kết với các nền kinh tế tăng trưởng cao ở châu Á và với Mỹ. Chính phủ Anh đặt mục tiêu nhanh chóng thay thế mạng lưới các FTA rộng khắp của EU và mở rộng mạng lưới này bằng các hiệp định mới với các quốc gia như Australia, Ấn Độ, Mỹ, cũng như tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Nhìn chung, các cuộc đàm phán FTA đến nay đã rất thành công. Anh nhanh chóng thành lập Bộ Thương mại Quốc tế mới và ký kết nhiều FTA ấn tượng trong giai đoạn 2019-2020. Khi Anh rời liên minh hải quan EU vào ngày 31/12/2020, nước này đã có thể thay thế phần lớn các quan hệ thương mại sẵn có với tư cách là thành viên EU bằng các quan hệ thương mại mới dành riêng cho Anh.
36 FTA rất ấn tượng mà Anh đã ký kết có hiệu lực vào năm 2021, bao gồm cả Hiệp định Hợp tác và Thương mại EU-Anh (TCA). Quốc gia châu Âu này cũng đã ký kết các hiệp định hoàn toàn mới với Australia (Ô-xtrây-li-a) và New Zealand (Niu Di-lân) và tham gia CPTPP.
Đáng tiếc là, những thành công từ chính sách thương mại hậu Brexit của Anh không được đánh giá cao. Phần lớn các FTA đã ký là các thỏa thuận tiếp nối, chỉ đơn giản là sao chép các thỏa thuận trước đó. Điều này giúp tránh sự gián đoạn bằng cách duy trì hiện trạng càng nhiều càng tốt, nhưng nó không mang lại khả năng tiếp cận thị trường mới. Đồng thời, thỏa thuận thương mại được hy vọng với Mỹ đã không thành hiện thực, phần lớn là do tâm lý bảo hộ ngày càng gia tăng ở Washington.
Về cơ bản hơn, không bao giờ có khả năng các FTA có thể bù đắp được chi phí rất lớn khi Anh rời khỏi thị trường chung EU. Mặc dù các FTA rất hữu ích nhưng tác động kinh tế tổng thể của chúng tương đối nhỏ. Thật vậy, có sự tương phản rõ rệt giữa lời hùng biện của chính phủ hậu Brexit về “Nước Anh toàn cầu” và các đánh giá tác động của chính chính phủ. Anh ước tính mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dài hạn là 0,08% vào năm 2035 nhờ thỏa thuận Anh-Australia và 0,03% vào năm 2035 nhờ thỏa thuận với New Zealand. Đối với CPTPP, ước tính mức tăng thương mại 2 tỷ bảng Anh vào năm 2040 chỉ chiếm chưa đến 0,07% GDP của Anh, chủ yếu là do nước này đã có FTA với hầu hết các thành viên CPTPP.
Để so sánh, mặc dù các ước tính khác nhau nhưng chi phí của Brexit cho đến nay có thể lên tới 5%. Những chi phí Brexit này đã phát sinh trong khi lợi ích của các FTA mới sẽ chỉ tích lũy trong một khoảng thời gian rất dài cho đến năm 2040. Mặc dù các FTA thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại và Anh nên tiếp tục tích cực theo đuổi chúng, nhưng tác động kinh tế hạn chế của chúng có nghĩa là chúng không bao giờ có thể bù đắp cho việc Anh rời khỏi EU hoặc gánh chịu sức nặng của những hy vọng hậu Brexit.
Lê Minh (Theo Reuters)Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh thoát suy thoái
14:34' - 10/05/2024
Kinh tế Anh thoát suy thoái nhờ đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn mong đợi trong quý I/2024, trong đó ngành dịch vụ và sản xuất xe ô tô đạt kết quả ấn tượng hơn cả.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh sẽ đầu tư hơn 200 triệu bảng Anh vào lĩnh vực hạt nhân
09:14' - 25/03/2024
Ngày 25/3, Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố khoản đầu tư công 200 triệu bảng Anh (252 triệu USD) để thúc đẩy chương trình hạt nhân và ngành công nghiệp hạt nhân dân sự để tạo mới 40.000 việc làm.
-
Công nghệ
Chính phủ Anh đầu tư hơn 363 triệu USD vào hai dự án siêu máy tính
08:55' - 03/11/2023
Anh thông báo sẽ đẩy mạnh đầu tư vào hai dự án siêu máy tính nhằm hỗ trợ nghiên cứu tính an toàn của các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh cân nhắc hoãn lệnh cấm bán ô tô mới chạy bằng xăng dầu
13:21' - 20/09/2023
Chính phủ nước này đang xem xét trì hoãn lệnh cấm bán ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel mới cho đến năm 2035, muộn hơn 5 năm so với kế hoạch hiện tại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16' - 04/04/2025
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02' - 04/04/2025
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19' - 04/04/2025
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.