Kinh tế Anh sẽ đối mặt thế nào với kịch bản Brexit "cứng"?
Theo tờ Financial Times của Anh, với việc Quốc hội Anh nghỉ họp, “Brexit cứng”, tức việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt thỏa thuận, hiện giờ là khả năng cao nhất có thể xảy ra vào cuối tháng 10 tới, và nền kinh tế nước này chưa sẵn sàng cho kịch bản đó.
Sản lượng kinh tế của Anh đã giảm 0,2% trong quý II/2019. Các chỉ số mới nhất về tâm lý kém khả quan, đồng thời là dấu hiệu cho thấy kinh tế Anh có thể sẽ bị tác động bởi Brexit nặng nề hơn nhiều so với phần còn lại của châu Âu. Năng suất giảm, trong khi các doanh nghiệp trì hoãn kéo dài việc đầu tư. Thêm vào đó có những dấu hiệu ban đầu cho thấy thị trường lao động đang rất mạnh có thể sẽ xấu đi. Có lẽ sẽ không cần nhiều hơn một cú sốc để đẩy một nền kinh tế đang trì trệ rơi vào suy thoái. Một nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Anh trong tuần này đã ước tính Vương quốc Anh bị mất 3% thu nhập quốc gia trong ba năm kể từ khi bỏ phiếu rời khỏi EU. Sự không chắc chắn, rõ ràng trong vấn đề Brexit đã ngăn cản tăng trưởng đầu tư kinh doanh trong bốn năm kể từ khi Quốc hội thông qua luật yêu cầu trưng cầu ý dân. Một điều chắc chắn là Brexit "cứng" sẽ dựng lên những hàng rào thương mại ở nơi chưa từng có hàng rào thương mại. Ngay cả khi các nhà chức trách EU không áp dụng cách tiếp cận nghiêm ngặt đối với các tiêu chuẩn sản phẩm, các công ty châu Âu cũng chưa sẵn sàng với sự phức tạp của các tờ khai hải quan. Hơn nữa, cũng rất thiếu các nhân viên có đủ trình độ để hỗ trợ các công ty. Thương mại trong nội bộ châu Âu thuận lợi dựa vào việc là một phần của các thể chế của EU. Nếu Anh ra khỏi các thể chế này một cách đột ngột, các công ty phà sẽ không cho phép các xe tải không có giấy tờ phù hợp lên tàu, dòng chảy thương mại sẽ giảm đáng kể và thuế quan sẽ khiến thương mại vốn có lợi nhuận thấp trở nên không có lợi nhuận. Nếu sự gián đoạn được hạn chế thì tác động sẽ tương đối nhẹ nhàng, sản lượng kinh tế khi đó sẽ giảm 2% như dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ngân hàng Trung ương Anh dự báo rằng các kịch bản rối loạn hơn sẽ dẫn đến sự sụt giảm lớn hơn. Dù thế nào, có mọi lý do để tin rằng tình hình kinh tế sẽ vô cùng khó khăn vào mùa Thu này. Lẽ dĩ nhiên nước Anh sẽ có phản ứng chính sách về tài chính và tiền tệ để giảm thiểu những tác động bất lợi. Ngân hàng Trung ương Anh nên và gần như chắc chắn là sẽ cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 từ mức 0,75% hiện tại. Chính phủ Anh có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn và cắt giảm nhanh thuế giá trị gia tăng, vì điều đó có thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Tuy vậy, những nỗ lực để kích cầu này chỉ như là các miếng đỡ thạch cao tạm thời và sẽ không giúp được gì nhiều trong việc giải quyết thiệt hại cơ bản của Brexit "cứng". Cuối cùng, Anh sẽ cần phải thực hiện biện pháp khắc khổ, thắt chặt chi tiêu hơn nữa.Vương quốc Anh đã trải qua ba năm kể từ cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. Các dự báo độc lập trong trung hạn đã thống nhất hạ mức dự báo tăng trưởng thường niên dài hạn từ 2,2% xuống còn 1,7%/năm. Khi Brexit cứng trở thành hiện thực, triển vọng kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục xấu đi./.
>>> EU có thể không trao thỏa thuận "ly hôn" mà London muốnTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các bộ trưởng EU hối thúc Anh lựa chọn một Brexit có trật tự
21:09' - 29/08/2019
Tại cuộc họp ngày 29/8 ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) đã hối thúc Anh lựa chọn việc ra khỏi EU, được gọi là Brexit, một cách có trật tự.
-
Ngân hàng
Khoảng 1.300 tỷ euro sẽ chuyển từ London sang Eurozone do Brexit
16:32' - 29/08/2019
Một quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiết lộ rằng khoảng 1.300 tỷ euro (1.440 tỷ USD) giá trị tài sản sẽ được chuyển từ London sang Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone do Brexit.
-
Chứng khoán
Brexit sẽ tiếp tục gây bất lợi cho thị trường chứng khoán Anh trong năm 2020
15:29' - 29/08/2019
Brexit không thỏa thuận và “thể trạng” kinh tế thế giới đang kém đi là những nguyên nhân chính khiến triển vọng của thị trường chứng khoán Anh kém thuận lợi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.