Kinh tế Canada và "cú hích" từ thị trường hàng hóa
Từ gỗ xẻ đến quặng sắt, từ đậu tương đến cải dầu, giá của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Canada đều đã quay trở lại mức trước đại dịch hoặc vọt mức cao nhất trong nhiều năm. Không tính năng lượng, chỉ số giá hàng hóa của Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng 36% so với tháng 4/2020. Đáng chú ý, giá dầu của Mỹ đã vọt lên khoảng 60 USD/thùng, trong bối cảnh sản lượng dầu của tỉnh Alberta đang có xu hướng đi lên.
Có lý do để tin rằng sự phục hồi trên các thị trường hàng hóa là có cơ sở. Kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến mô hình phục hồi hình chữ V, trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp đã tăng lên mức kỷ lục ở các thị trường mới nổi. Nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng để có được sự thúc đẩy từ một đợt kích thích kinh tế. Và ở Canada, các doanh nghiệp và hộ gia đình đang nắm giữ hàng tỷ CAD tiền mặt dư thừa, tạo ra một làn sóng nhu cầu tiềm năng.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Scotiabank, Jean-François Perrault cho biết, giá hàng hóa tăng mạnh do sức tăng trưởng được cải thiện ở Trung Quốc, nhưng hiện tượng này cũng phản ánh triển vọng tích cực trên quy mô toàn cầu trong năm nay. Giá hàng hóa cao hơn là một dạng khác của “cú sốc tài sản” đối với nền kinh tế Canada.
Giới quan sát cho rằng có lẽ không có ngành nào ở Canada được hưởng lợi nhiều hơn gỗ xẻ. Bị “mắc kẹt” ở nhà trong đại dịch, nhiều chủ nhà đang đầu tư vào việc cải tạo bất động sản của mình. Ở cả Mỹ và Canada, hoạt động xây dựng nhà đang diễn ra mạnh mẽ. Và với lãi suất quá thấp, giá nhà trở nên hợp lý hơn đối với một số người mua. Đổi lại, giá gỗ xẻ đã tăng lên mức cao kỷ lục.
Một lĩnh vực nổi bật khác là nông nghiệp. Từ tháng 2-11/2020, GDP thực tế của lĩnh vực nông nghiệp đã tăng 6% - mức tăng mạnh nhất của một ngành lớn ở Canada trong suốt thời gian xảy ra đại dịch, giữa lúc nền kinh tế nói chung sụt giảm với tốc độ 3,5%.
Ngành trồng trọt nhìn chung phát triển mạnh. Trung Quốc đang nhanh chóng tái đàn lợn sau đợt dịch tả lợn châu Phi - một nhân tố hậu thuẫn cho thị trường thức ăn chăn nuôi. Đáng chú ý, năm ngoái Trung Quốc cũng phải vật lộn với thời tiết xấu làm hư hại mùa màng và ảnh hưởng đến kho dự trữ lương thực. Vì thế, Trung Quốc bắt đầu mua một lượng lớn đậu nành và ngô.
Kết quả là hoạt động xuất khẩu của Canada bùng nổ. Giá trị xuất khẩu hạt cải dầu trong năm 2020 tăng 48% so với một năm trước đó, theo Cơ quan Thống kê Canada. Kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi, rau và đậu đã tăng 23%, trong khi giá trị xuất khẩu lúa mì và thức ăn chăn nuôi tăng lần lượt là 18% và 14%.
Ngân hàng trung ương Canada đã nhiều lần cảnh báo đồng nội tệ CAD mạnh lên là mối đe dọa tiềm tàng đối với thương mại. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá của đồng CAD thời gian gần đây ít liên quan đến các yếu tố trong nước, mà chủ yếu là do sự suy yếu của đồng USD. Trong khi đó, đồng bạc xanh yếu đi trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang áp dụng chính sách lãi suất thấp, nhằm đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi.
Trong lĩnh vực năng lượng - vốn chiếm gần một nửa sản lượng hàng hóa của cả nước - tình hình đã khác nhiều so với mùa Xuân năm ngoái. Một minh chứng đó là GDP thực tế trong khai thác mỏ, khí đốt và dầu đã tăng 3,9% trong tháng 11/2020, khi một số cơ sở ở Alberta khởi động lại hoạt động sản xuất dầu thô.
Các chuyên gia phân tích cho rằng triển vọng đối với thị trường hàng hóa sẽ không khác với triển vọng của nền kinh tế nói chung. Vì thế, kiểm soát dịch bệnh là rất quan trọng và triển khai tiêm chủng đóng vai trò trực tiếp vào tiến trình này./.
- Từ khóa :
- canada
- kinh tế canada
- thị trường hàng hóa
- covid 19
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Động thái tài trợ của Huawei vấp phải chỉ trích tại Canada
10:16' - 16/02/2021
Việc chính phủ Canada hợp tác với Huawei trong nghiên cứu kỹ thuật điện và máy tính tại các trường đại học Canada đang vấp phải chỉ trích cho rằng sẽ đe dọa an ninh và lợi ích kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Canada lo ngại nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ ba
13:27' - 15/02/2021
Có ít nhất bốn tỉnh của Canada đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể mới COVID-19 liên quan đến tiếp xúc cộng đồng - chứ không phải du lịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Canada "bật đèn xanh" cho quỹ ETF bitcoin đầu tiên trên thế giới
12:36' - 13/02/2021
Purpose Investments Inc. đã được các cơ quan quản lý của Canada cho phép khởi động quỹ ETF bitcoin đầu tiên trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt sức ép từ lạm phát thực phẩm
18:00'
Việc mua sắm thực phẩm thiết yếu giờ đây đã trở thành một điều xa xỉ đối với hàng triệu người dân sinh sống tại các nền kinh tế đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
17:44'
Ngày 17/5, Chính phủ Ấn Độ thông báo quyết định nới lỏng xuất khẩu lúa mỳ sau khi ra lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.
-
Kinh tế Thế giới
Anh khẳng định không muốn chiến tranh thương mại với EU
17:43'
Ngày 17/5, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Anh, ông Brandon Lewis nhận định chiến tranh thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) là không cần thiết và sẽ không có lợi cho bên nào.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thí điểm mở cửa du lịch trong tháng 5
16:41'
Chính phủ Nhật Bản ngày 17/5 cho biết trong tháng 5 sẽ thí điểm mở cửa du lịch theo hình thức các gói du lịch hạn chế, bước đi mang tính thu thập thông tin trước khi mở cửa trở lại ngành du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản không xem xét phương án xây thêm nhà máy hạt nhân
16:05'
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda khẳng định nước này không xem xét việc xây thêm bất kỳ nhà máy hạt nhân nào.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch hạ nhiệt "cơn sốt" nhà đất
13:42'
Nhà Trắng cho biết Kế hoạch Hành động cung cấp nhà ở nhằm mục đích "ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở của Mỹ trong 5 năm".
-
Kinh tế Thế giới
Pháp có nữ Thủ tướng mới
08:47'
Ngày 16/5, Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm tân Thủ tướng nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đứng trước nhu cầu cấp thiết về kim loại thô
05:30'
Để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, châu Âu đã đặt ra những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, tuy nhiên, để chuyển sang năng lượng xanh, châu lục này sẽ cần rất nhiều nguyên liệu thô.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Sri Lanka đảm bảo sẽ sớm có đủ nhiên liệu
17:19' - 16/05/2022
Ngày 16/5, Bộ trưởng Điện và Năng lượng Sri Lanka, ông Kanchana Wijeskera đảm bảo rằng nước này sẽ sớm có đủ nhiên liệu để phục vụ nhu cầu của người dân.