Kinh tế toàn cầu trong “bão giá”
Đó là hệ lụy của hai năm bùng phát đại dịch với các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng cùng với xung đột tại Ukraine khiến giá lương thực và năng lượng toàn cầu tăng chóng mặt, trong lúc nhu cầu phục hồi mạnh.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng trung ương phải nhanh chóng hành động, thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt giá cả, đồng thời các chính phủ cũng vào cuộc để hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
*Giá cả tăng chóng mặt Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, lạm phát cán mốc 8,6% trong tháng Năm vừa qua, cao nhất kể từ năm 1981 đến nay, trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.Bộ Lao động Mỹ công bố các dữ liệu mới cho thấy lạm phát tăng mạnh do giá các loại nhiên liệu tăng 34,6% và giá thực phẩm thiết yếu tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979.
Trong khi đó, theo Cơ quan Thống kê châu Âu, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng Sáu vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục mới là 8,6%, vượt mức kỷ lục trước đó là 8,1% được ghi nhận trong tháng Năm. Kể từ tháng 11/2021, lạm phát tại Eurozone đã liên tiếp ghi nhận các mức kỷ lục khi giá năng lượng tăng vọt do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Đặc biệt, giá tiêu dùng tại Italy trong tháng Sáu tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong 36 năm qua, kể từ tháng 1/1986. Lạm phát tại Pháp trong cùng tháng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991, khi giá tiêu dùng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, tại Đức, lạm phát đã tăng lên 7,9% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ năm 1990 và cũng vượt xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Lạm phát tại Tây Ban Nha ghi nhận mức 10,2%, tăng so với mức 8,7% của tháng trước đó và đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 4/1985.
Tại Anh, lạm phát đã tăng từ mức 9% trong tháng Tư lên 9,1% trong tháng Năm, mức cao nhất kể từ năm 1982. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự báo lạm phát có khả năng sẽ tăng lên mức 11% trước cuối năm nay, khi nền kinh tế nước này đang chịu tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng nhiều hơn so với các nước khác. Tại châu Á, lạm phát tăng do giá dầu và lương thực tăng vọt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây để đáp trả.Mức tăng giá ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thấp hơn so với ở Mỹ và châu Âu, nhưng các nhà hoạch định chính sách ở một số quốc gia cảnh báo rằng giá cả hiện đang tăng nhanh hơn dự kiến, gây áp lực lớn lên các hộ gia đình và doanh nghiệp. Việc tăng giá diễn ra trên một loạt các dịch vụ và sản phẩm, bao gồm ô tô, xăng dầu, đồ nội thất và hàng tạp hóa.
Lãi suất tăng ở Mỹ cũng đang thúc đẩy đồng USD tăng giá, làm suy yếu các đồng tiền của các nước châu Á và đẩy chi phí nhập khẩu lên cao. Một số quốc gia cũng đang phải chịu áp lực ngày càng tăng từ vòng xoáy giá cả và tiền lương trong nước khi đại dịch COVID-19 có dấu hiệu lắng dịu và hoạt động gia tăng tại các nhà máy, cửa hàng và các điểm du lịch. Hàn Quốc ghi nhận giá tiêu dùng trong tháng 6/2022 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp giá tiêu dùng ở nước này vượt mục tiêu lạm phát 2% mà ngân hàng trung ương nước này đặt ra trong trung hạn. Đây cũng là mức lạm phát cao nhất trong 24 năm kể từ mức 6,8% ghi nhận vào tháng 11/1998, giữa cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Lạm phát ở Philippines đã tăng nhanh khi trong tháng 6/2022 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tại Thái Lan, giá tiêu dùng đã tăng 7,66% và là tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2008. Tại Singapore, lạm phát cơ bản (không bao gồm chi phí lưu trú và giao thông tư nhân) trong tháng 5/2022 tăng lên mức 3,6%, cũng là cao nhất kể từ năm 2008 tới nay. Tại Australia, lạm phát hiện ở mức 5,1%, cao hơn gấp đôi tốc độ tăng lương ở mức 2,4% trong năm tính đến tháng Ba vừa qua. Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) Philip Lowe thừa nhận rằng sự mất kết nối giữa lạm phát và tốc độ tăng lương cũng như lãi suất vay thế chấp tăng cao đang bắt đầu gây áp lực lên ngân sách hộ gia đình và là gây bất ổn cho triển vọng kinh tế của Australia. Ở Mỹ Latinh, Ngân hàng trung ương Brazil chính thức thừa nhận lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất khu vực này sẽ vượt "trần" mục tiêu do chính phủ đặt ra trong năm thứ hai liên tiếp. Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 5/2022, lạm phát của Brazil đã tăng lên mức 11,73%. *Và những phản ứng chính sách Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cảnh báo kinh tế toàn cầu có nguy cơ bước vào một kỷ nguyên lạm phát cao mới. Các nguy cơ đình phát (tăng trưởng đình trệ cộng với lạm phát tăng) đang ngày càng hiện rõ.BIS đã cảnh báo các thể chế tài chính phải hành động nhanh chóng nhằm đảm bảo lạm phát trở về mức thấp và ổn định trong khi vẫn phải hạn chế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Tại cuộc họp vào ngày 15/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994 trong nỗ lực kiềm chế lạm phát phi mã. Với động thái chính sách mới nhất này, Fed đã nâng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm tính từ đầu năm đến nay và đưa lãi suất chuẩn lên khoảng 1,5 - 1,75%.
Fed đã báo hiệu sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất mạnh không kém từ nay tới cuối năm - điều các nhà đầu tư đã đồn đoán từ trước nhưng vẫn lo âu khi trở thành sự thật. Những động thái này làm dấy lên nguy cơ kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái, một cái giá mà Chủ tịch Fed Jerome Powell từng phát tín hiệu rằng sẽ sẵn sàng đánh đổi để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát. Với châu Âu, đà tăng liên tục của giá cả đã gây sức ép lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.Trong thông báo đưa ra ngày 9/6, ECB xác nhận sẽ dừng chương trình mua trái phiếu đã áp dụng gần một thập niên qua từ ngày 1/7, đồng thời phát tín hiệu sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất từ tháng 7/2022 trong bối cảnh lạm phát tăng kéo dài.
Tại các nước khác, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 16/6 tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 1,25%, lần tăng lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 12/2021 nhằm siết chặt chi phí cho vay vốn ở mức thấp kỷ lục chỉ hơn 0%. Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ vừa qua cũng lần đầu tiên nâng lãi suất kể từ năm 2007. Tại châu Á-Thái Bình Dương Theo tờ Wall Street Journal, tình trạng lạm phát tăng tốc đang lan rộng đã đưa đến dự báo các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục tăng lãi suất để hạ nhiệt giá cả leo thang. Hầu hết các ngân hàng trung ương ở châu Á đã bắt đầu tăng lãi suất để chống lạm phát và các nhà kinh tế kỳ vọng sẽ có thêm nhiều đợt tăng trong những tháng tới để kiểm soát áp lực giá cả. Hàn Quốc vào năm ngoái đã trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên ở châu Á tăng lãi suất kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Mới đây nhất, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên 1,75% - lần tăng lãi suất thứ 5 kể từ tháng 8/2021 - và báo hiệu sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn trong những tháng tới. Do lo ngại rằng lạm phát vẫn chưa lên đến đỉnh điểm, RBA hôm 5/7 đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, từ mức 0,85% lên 1,35%. Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết RBA sẽ thực hiện nhiều bước đi hơn nữa để bình thường hóa các điều kiện tiền tệ trong những tháng tới. Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Barclays cho biết họ dự báo các ngân hàng trung ương của Philippines và Thái Lan cũng sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng tới. Ngoài phản ứng của các ngân hàng trung ương, chính phủ các nước cũng đã có những giải pháp giảm bớt sức ép tài chính giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua thời kỳ "bão giá". Chính phủ Đức đã giảm thuế nhiên liệu, giảm mạnh phí sử dụng các phương tiện công cộng, cam kết cấp các khoản trợ cấp năng lượng một lần cho người lao động nộp thuế thu nhập với mức 300 euro (315 USD) và cho người nhận trợ cấp xã hội 100 euro (105 USD). Chính phủ Pháp ngày 7/7 đã công bố gói hỗ trợ nhằm kiềm chế lạm phát trị giá 20 tỷ euro (khoảng 20,35 tỷ USD) bao gồm giảm giá nhiên liệu, giới hạn mức trần tiền thuê nhà và tăng trợ cấp lương hưu. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra một loạt biện pháp để ổn định giá tiêu dùng, bao gồm cắt giảm thêm thuế nhiên liệu nhằm giảm bớt gánh nặng do giá năng lượng cao. Ngay trong tháng Bảy, Hàn Quốc đã mở rộng việc cắt giảm thuế nhiên liệu lên mức trần hợp pháp là 37% so với mức 30% trước đó và có hiệu lực cho đến cuối năm nay. Cho đến nay, Bộ Thương mại Thái Lan đã nỗ lực ấn định giá của một số hàng hóa. Một số mặt hàng đã giảm trong tháng Năm như giá gạo thơm Jasmine giảm 22% đối với một bao 5 kg, giá gạo trắng giảm 28%, giá cá ngừ đóng hộp giảm 2%, giá dầu hào giảm 6%, giá tương đen giảm 10%, giá nước mắm giảm 20% và giá vật liệu xây dựng và xi măng giảm 5%. Chính phủ Singapore ngày 21/6 đã công bố gói hỗ trợ mới trị giá 1,5 tỷ SGD (1,08 tỷ USD), để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao./.- Từ khóa :
- kinh tế thế giới
- bão giá
- xăng dầu
- nga và ukraine
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh tế thế giới sẽ đón nhận những gì từ lập trường “diều hâu” của Fed?
19:26' - 30/06/2022
Lạm phát tại Mỹ đã chạm mức cao nhất trong hơn 40 năm qua, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tháng Sáu.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng trăm CEO dự báo bi quan về kinh tế thế giới
18:49' - 18/06/2022
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.