Kinh tế Trung Quốc có thể sụt giảm mạnh khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Theo cuộc thăm dò mới nhất được hãng tin Reuters công bố ngày 17/4, số liệu được Trung Quốc dự kiến công bố vào ngày 18/4 sẽ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 4,4% trong quý I so với một năm trước đó. Tuy nhiên, tính trên cơ sở hàng quý, tăng trưởng GDP được dự báo sẽ giảm xuống 0,6% trong quý đầu tiên của năm nay từ mức 1,6% trong quý IV/2021.
Các dữ liệu riêng biệt về hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong tháng 3, đặc biệt là doanh số bán lẻ, có khả năng cho thấy sự giảm tốc thậm chí còn rõ ràng hơn do chịu ảnh hưởng nặng nề vì những biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt.
Các nhà phân tích cho rằng kết quả tháng 4 có thể sẽ xấu hơn khi lệnh phong tỏa được áp đặt tại trung tâm tài chính Thượng Hải và các nơi khác. Một số nhà kinh tế còn cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái đang gia tăng.
Cuộc thăm dò còn cho thấy doanh số bán lẻ, một thước đo mức tiêu thụ, có khả năng giảm 1,6% trong tháng 3 so với năm trước đó. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là kết quả kém nhất kể từ tháng 6/2020, đảo ngược mức tăng 6,7% trong 2 tháng đầu năm.
Sản lượng công nghiệp có thể tăng 4,5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm từ mức 7,5% trong 2 tháng đầu năm, trong khi đầu tư tài sản cố định có thể tăng 8,5% trong quý I, giảm từ mức 12,2% trong tháng 1 và 2.
Cuộc thăm dò cũng cho rằng Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay, cho thấy chính phủ nước này phải đối mặt với một "cuộc chiến" khó khăn trong nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5%.
Tốc độ tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chậm lại trong nửa cuối năm 2021, khi thị trường bất động sản suy giảm và chính phủ đưa ra các biện pháp chấn chỉnh quy định, khiến các nhà hoạch định chính sách đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 5,5% này sẽ khó đạt được khi các yêu cầu phòng chống dịch làm hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và chi tiêu của người tiêu dùng ở các thành phố lớn giảm sút.
Ông Gene Ma, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Tài chính quốc tế cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đã có một sự khởi đầu tốt trong 2 tháng đầu năm nay, khi chưa có những hạn chế về năng lượng và nhu cầu trong nước phục hồi, các biện pháp kích thích tài chính và hoạt động xuất khẩu sôi nổi.
Tuy nhiên, số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trong tháng 3 và các biện pháp phong tỏa được áp đặt đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và các hoạt động sản xuất. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết sẽ tăng hỗ trợ của chính phủ và các công cụ như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để có thể dành nguồn tiền giúp các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc
10:20' - 17/04/2022
Ngày 17/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo ghi nhận 3.504 ca mắc mới COVID-19 có triệu chứng trong ngày 16/4, tập trung chủ yếu ở thành phố Thượng Hải.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách zero-COVID có làm trật mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc?
07:02' - 17/04/2022
Theo giới phân tích, chính sách zero-COVID ngày càng tăng và có nguy cơ làm trật mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng của Chính phủ Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Chưa tìm được nguyên nhân nổ tàu chở dầu ở ngoài khơi Hong Kong (Trung Quốc)
21:55' - 16/04/2022
Cơ quan Dịch vụ bay của Đặc khu hành chính Hong Kong cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nổ trên tàu chở dầu tại vùng biển cách Hong Kong 300 km phía Đông.
-
Kinh tế và pháp luật
Tuyên phạt tử hình hai người Trung Quốc sản xuất trái phép chất ma túy
19:02' - 16/04/2022
Từ ngày 12 - 16/4, Toà án nhân dân tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với nhóm đối tượng gồm 7 người Trung Quốc và một người Việt Nam vì tội “Sản xuất trái phép chất ma túy”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025
10:40'
Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc mong hai nước cùng tiến về phía trước
08:44'
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã phỏng vấn ông Lâm Lập Văn, một nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và “Năm giao lưu Nhân văn Việt Nam - Trung Quốc”.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam khẳng định tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ
08:41'
Là một đối tác có trách nhiệm và tin cậy của LHQ, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ nhằm chung tay ứng phó với những thách thức mới.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Quan hệ song phương đạt nhiều thành quả nổi bật
15:12' - 16/01/2025
Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN Hứa Ninh Ninh, thời gian qua, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước lạc quan vào triển vọng hòa bình tại Gaza
08:48' - 16/01/2025
Lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đã đồng loạt bày tỏ sự ủng hộ thỏa thuận, cũng như hy vọng vào tương lai hòa bình tại khu vực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu phản đối lệnh bắt giữ
09:53' - 15/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trước khi bị bắt giữ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã có tuyên bố công khai với công chúng.
-
Ý kiến và Bình luận
Brazil chỉ trích chính sách kiểm duyệt của Meta không phù hợp luật pháp
08:32' - 15/01/2025
Ngày 14/1, Chính phủ Brazil tuyên bố những thay đổi trong chính sách của Meta kích động thù hận và không phù hợp với luật pháp nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Joe Biden: Nước Mỹ đã mạnh mẽ hơn so với 4 năm trước
12:58' - 14/01/2025
Ngày 13/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh di sản chính sách đối ngoại của ông là củng cố mối quan hệ với các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc khẳng định không theo đuổi thặng dư thương mại
21:26' - 13/01/2025
Tuyên bố này được đưa ra sau khi thống kê cho thấy thặng dư thương mại Trung Quốc trong năm 2024 đạt mức cao kỷ lục là 992 tỷ USD nhờ xuất khẩu mạnh.