Kinh tế Trung Quốc năm 2016 sẽ có xu thế ổn định
Sau khi Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 19/1 công bố các số liệu kinh tế chủ yếu của nước này năm 2015, với tốc độ tăng trưởng GDP tăng 6,9%, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng số liệu này về cơ bản đúng như dự đoán, và nhận định kinh tế Trung Quốc năm 2016 sẽ có xu thế ổn định, nhiệm vụ điều chỉnh kết cấu vẫn nặng nề song vẫn có thể đối mặt với nguy cơ giảm phát.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu đầu tư ngoại hối Trung Quốc Đàm Nhã Linh cho rằng khả năng 6 tháng cuối năm 2016, kinh tế Trung Quốc xuất hiện xu thế ổn định là tương đối lớn.
Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế và hạch toán kinh tế quốc dân Trung Quốc Thái Chí Châu nhận định tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại nhưng không thể quá chậm bởi Trung Quốc vẫn có khả năng kích thích kinh tế.
Theo chuyên gia này, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại nhưng chất lượng tăng trưởng lại được nâng cao, kết cấu kinh tế có sự điều chỉnh. Mặc dù hiện nay tình hình rất khó khăn song rất nhiều mâu thuẫn đang được giải quyết dần dần. Xu thế kinh tế Trung Quốc ổn định trong tương lai là rất lớn.
Đồng quan điểm trên, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu tài chính thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Tăng Cương cho rằng kinh tế Trung Quốc năm 2016 sẽ ổn định, song vẫn đối mặt với áp lực tương đối lớn, quá trình giảm tốc tạo ra rất nhiều vấn đề mang tính kết cấu.
Năm nay, những doanh nghiệp dư thừa công suất sẽ đối mặt với áp lực tương đối lớn song cũng có những ngành nghề xuất hiện cơ hội mới.
Về khả năng kinh tế Trung Quốc đối mặt với nguy cơ giảm phát, chuyên gia Tăng Cương cho rằng Chỉ số giá sản xuất (PPI) liên tục 46 tháng âm, xét từ góc độ doanh nghiệp, rõ ràng xuất hiện sự thu hẹp và tăng trưởng chậm lại, song Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 1,4% lại thể hiện sự tương đối bình ổn. Xét về mặt tiêu dùng vẫn chưa thể tính là giảm phát.
Chuyên gia Tả Hiểu Lỗi của Công ty Chứng khoán Ngân Hà nhận định hiện nay Trung Quốc vẫn chưa ở trong vùng giảm phát. PPI âm trong thời gian dài cảnh báo Trung Quốc phải nhanh chóng giải quyết vấn đề kết cấu. Nếu duy trì tăng trưởng âm như vậy kéo dài, trong tương lai sẽ đối mặt với sức ép giảm phát tương đối lớn.
Chuyên gia Đàm Nhã Linh lạc quan hơn, cho rằng giá cả hàng hóa lô lớn quốc tế có thể sẽ tăng cao. Hiện nay giá dầu thế giới đã xuống thấp và về cơ bản đã chạm đáy, trong tương lai sẽ bật tăng trở lại, đây là chu kỳ kỹ thuật, không thể đảo ngược. Xuất phát từ nguyên nhân trên, sức ép giảm phát của kinh tế Trung Quốc sẽ không trầm trọng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công ty Mỹ muốn chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc
18:20' - 20/01/2016
Kinh tế Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn giảm tốc kéo dài, do xuất khẩu yếu, ...Vì vậy, các công ty Mỹ ở Trung Quốc đã thu hẹp quy mô sản xuất hoặc có kế hoạch chuyển sang nước khác.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và các nước Vùng Vịnh hướng tới đạt FTA toàn diện trong năm nay
17:20' - 20/01/2016
Trung Quốc và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) vừa cam kết hợp tác chặt chẽ nhằm hoàn tất Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trong năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Nổ nhà máy sản xuất pháo hoa, 56 người thương vong
15:44' - 20/01/2016
Sáng 20/1, các vụ nổ tại một nhà máy sản xuất pháo hoa ở tỉnh Giang Tây (Jiangxi), miền Đông Trung Quốc đã làm 3 người thiệt mạng, 1 người mất tích và 53 người khác bị thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này