Kinh tế Trung Quốc: Tiêu dùng là động lực chính
Theo báo cáo do Viện nghiên cứu tài chính quốc tế thuộc Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) công bố mới đây, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có cơ sở vận hành ổn định. Ở bên ngoài, rủi ro không xác định của kinh tế thế giới được hạ thấp, toàn bộ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Khu vực sử dụng đồng euro và Nhật Bản đều ở trên con đường liên kết để phát triển.
Trong khi tại Trung Quốc, phương châm “tam khứ, nhất giáng, nhất bổ” (tức là ba cắt, một giảm, một bổ sung) được đi sâu thực hiện, lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục xu hướng cải thiện.
Đây là phương châm chỉ đạo cho phát triển kinh tế Trung Quốc thời gian tới, trong đó “ba cắt” gồm cắt bớt sản lượng, cắt bớt tồn kho, cắt bớt kích cầu, "một giảm"là giảm giá thành, “1 bổ sung” là bổ sung những ngành nghề còn yếu kém. Trong tình hình này, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2017 dự kiến sẽ ở mức khoảng 6,8%.Nhiều cơ quan quốc tế cũng đưa những dự báo tương tự. Citibank nâng dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý III và quý IV từ 6,5% và 6,4% tăng lên lần lượt 6,7% và 6,6%; dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP năm 2017 cũng tăng từ 6,6% lên 6,8%. Ngân hàng Standard Chartered ước đoán Trung Quốc có triển vọng thực hiện tăng trưởng nhanh lần đầu kể từ năm 2010.Sau chuyến thăm và làm việc thường niên tại Trung Quốc, Phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) - AMRO cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2017 dự kiến sẽ đạt 6,8%, năm 2018 sẽ tiếp tục duy trì trạng thái tăng trưởng mạnh.Chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Trạch Điền Khang (Zetian Kang) nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì tính đàn hồi, điều củng cố vai trò của nước này là một động cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Các đánh giá lạc quan về kinh tế Trung Quốc xuất phát từ sự tăng trưởng ổn định của tiêu dùng và các ngành dịch vụ trong nước, cũng như tiến trình cải cách cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất được thúc đẩy đi vào chiều sâu.Hiện nay, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực tiêu dùng đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã vượt quá 60%, cao hơn nhiều so với đầu tư. Báo cáo mới đây của ADB cho biết cùng với việc tăng thu nhập và lòng tin của người tiêu dùng, ngành hàng tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2017 sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.JP Morgan Chase - một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York, Mỹ - cũng cho rằng mặc dù đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản giảm đi hoặc có tác động nhất định đến nền kinh tế Trung Quốc, sự mở rộng ổn định của ngành hàng tiêu dùng, ngành dịch vụ cũng như sự phát triển không ngừng của đầu tư tư nhân vẫn hỗ trợ tích cực cho triển vọng kinh tế của Trung Quốc năm 2017.AMRO cho biết do lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện, đầu tư tư nhân phục hồi và việc thực hiện những biện pháp hữu hiệu trong sản xuất, những rủi ro mà kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong ngắn hạn đã được dỡ bỏ.Tổng thể nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại cũng sẽ có lợi cho Trung Quốc. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán với việc mở rộng một vòng đầu tư mới, việc làm và thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng, cơ sở để phục hồi kinh tế thế giới tương đối vững chắc.Mặc dù xu thế ổn định về lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc là không thay đổi, nhưng những rủi ro ngắn hạn cũng không thể không đề phòng. ARMO cho biết những tác động từ việc tìm kiếm đòn bẩy tài chính, sự suy thoái của thị trường bất động sản, quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…, sẽ trở thành những yếu tố bất lợi đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu, tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để xử lý rủi ro nợ công từ các ngành yếu kém như khai thác mỏ và bất động sản, thực hiện quản lý tính thanh khoản tích cực và kịp thời tinh chỉnh, tăng cường giám sát tài chính, duy trì ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô.Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tài chính quốc tế thuộc Ngân hàng Trung Quốc, Trần Vệ Đông (Chen Weidong) cho rằng hiện nay Trung Quốc cần phải có chính sách vĩ mô về điều chỉnh trước và tinh chỉnh đúng mức và kịp thời, trong chính sách tiền tệ cần chú ý thêm đến tính linh hoạt, cũng như thực hiện nghiêm chính sách quản lý và giám sát nền kinh tế.- Từ khóa :
- trung quốc
- kinh tế trung quốc
- adb
- jp morgan chase
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng GDP Trung Quốc duy trì ổn định
12:08' - 19/10/2017
Trong 3 quý đầu năm 2017, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng 6,9%, duy trì đà tăng trưởng hợp lý và ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ tăng cường cải cách tài chính
18:41' - 18/10/2017
Trung Quốc sẽ tăng cường cải cách kinh tế và tài chính, đồng thời tiếp tục mở cửa thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc mua liên tiếp trái phiếu chính phủ Mỹ
16:09' - 18/10/2017
Theo số liệu mới công bố của Bộ Tài chính Mỹ, lượng trái phiếu chính phủ của Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ trong tháng 8/2017 đã tăng thêm 34 tỷ USD, mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 7/2016.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nỗ lực phục hưng kinh tế vùng Đông Bắc
06:30' - 18/10/2017
Kinh tế của ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, tụt hậu đáng kể so với các tỉnh phía Nam và ven biển, nơi chính sách mở cửa và cải cách thị trường đã tạo ra những phép lạ về kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.