Kinh tế Việt Nam qua đánh giá của các chuyên gia quốc tế
Chuyên gia Sri Jegarajah cho biết, Việt Nam đạt tăng trưởng 6,9% trong quý III/2018 “bất chấp sự căng thẳng ở các thị trường mới nổi giữa lúc các đối thủ trong khu vực vẫn đang gặp khó khăn trước những rủi ro chiến tranh thương mại và đồng USD ngày càng mạnh hơn”.
Theo ông Jegarajah, kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc, cũng như các liên kết kinh tế và chính trị mạnh mẽ mang tính lịch sử với Bắc Kinh đang mang lại nhiều lợi ích.
Dưới áp lực của các mức thuế quan của Mỹ, các nhà sản xuất Trung Quốc đã bắt đầu chuyển dịch hoạt động sản xuất của họ sang những địa điểm có chi phí rẻ hơn như Việt Nam. Tiền lương trong khu vực sản xuất chế tạo ở Việt Nam thấp hơn 40% so với ở Trung Quốc.
Điều này đang củng cố một xu hướng đã giúp Việt Nam phát triển ngành sản xuất chế tạo của mình trong những năm qua: nhiều công ty nước ngoài đổ đến Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế của sản xuất giá rẻ.
Sự bùng nổ nói trên được bắt đầu khi Chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách thị trường vào năm 1986, theo đó đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Ban đầu, Việt Nam được coi như là một “phiên bản giá rẻ” của Trung Quốc với lực lượng nhân công được đào tạo tốt, vì vậy trở nên khá phù hợp để trở thành một cơ sở sản xuất chế tạo. Nhưng khi các khoản đầu tư nước ngoài tăng vọt và trình độ chuyên môn được tăng cường rộng rãi, ngành công nghiệp của Việt Nam đã tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chuyên gia phân tích Eoin Treacy, thuộc công ty dịch vụ về chiến lược đầu tư toàn cầu Fuller Treacy Money, cho biết: “Việt Nam được hưởng lợi nhờ có một chính quyền ủng hộ thương mại và cũng như mong muốn đạt tiến bộ, từ một thị trường tiên phong trở thành một điểm đến đầu tư thông thường có sức hấp dẫn hơn”. Hệ thống quy định đối với sở hữu nước ngoài ở Việt Nam đã dần dần được tự do hóa.
Bên cạnh đó, với dân số lên tới hơn 90 triệu và có nhiều người trẻ (70% là trong độ tuổi từ 15-64), Việt Nam sẽ có một lực lượng lao động lớn, cũng như thị trường tiêu dùng khổng lồ trong những năm tới.
Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam dự kiến tăng từ 12 triệu người trong năm 2012 lên tới 33 triệu người vào năm 2020. Nhờ lực lượng tiêu dùng gia tăng, doanh số bán lẻ của Việt Nam đã tăng trưởng 10,9%, lên mức kỷ lục 130 tỷ USD năm 2017. Trong bối cảnh đó, không có gì lạ khi Việt Nam thu hút được lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một mức kỷ lục 17,5 tỷ USD trong năm 2017.
Do đó, không hề bất ngờ khi các công ty lớn nhất ở Việt Nam thường được định giá cao. Trên mạng Breakingviews, nhà báo Clara Ferreira Marques cho biết công ty sữa Vinamilk được giao dịch với hệ số giá trên thu nhập P/E cao gấp 23 lần, trong khi con số này của công ty Danone (Pháp) chỉ là 17 lần. Và nếu Morgan Stanley Capital International (MSCI) nâng Việt Nam lên địa vị thị trường mới nổi, điều này có thể kích thích một dòng vốn đầu tư lên tới 10 tỷ USD đổ vào Việt Nam./.
Thủ tướng: Cải thiện môi trường đầu tư tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế
30 năm thu hút FDI: Ghi nhận từ cộng đồng quốc tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực
11:45' - 26/09/2018
"Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2018, mặc dù có những thách thức trong và ngoài nước có thể tác động đến triển vọng tăng trưởng trong năm nay và năm sau".
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia lo kinh tế Việt Nam "mất đà" tăng trưởng
18:40' - 18/09/2018
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây, song có dấu hiệu "mất đà" do thiếu động lực hỗ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Viện Toàn cầu McKinsey: Kinh tế Việt Nam phát triển tích cực
14:21' - 17/09/2018
Báo cáo mới nhất của Viện Toàn cầu McKinsey đã điểm tên 18 nền kinh tế mới nổi tiêu biểu tại Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong số 8 đại diện từ ASEAN được nhắc đến.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI: Dấu ấn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
10:00' - 02/09/2018
Trải qua hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có thể nói, FDI trở thành khu vực kinh tế rất quan trọng của kinh tế Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.