Viện Toàn cầu McKinsey: Kinh tế Việt Nam phát triển tích cực
Theo báo cáo công bố cuối tuần qua này, những nền kinh tế mới nổi được cho là tăng trưởng vượt trội nếu chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm bình quân đầu người đạt mức tăng trưởng ít nhất 3,5% trong 50 năm hoặc 5% trong 20 năm.
Viện Toàn cầu McKinsey, thuộc Tập đoàn Tư vấn chiến lược kinh doanh quốc tế McKinsey, đã chia 8 nước ASEAN trên thành hai nhóm, theo đó, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan là những quốc gia "tiêu biểu lâu dài" vì đạt mức chuẩn 50 năm, trong khi nhóm thứ hai gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar là các quốc gia "tiêu biểu gần đây” vì đạt mức chuẩn 20 năm.
Ông Oliver Tonby, Giám đốc điều hành và Chủ tịch Văn phòng McKinsey tại châu Á, cho biết mức tăng trưởng ấn tượng của các nước ASEAN không gây bất ngờ cho nhiều nước trong khu vực.
Với nhận định trên, các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với thách thức duy trì đà tăng trưởng và thu hẹp khoảng cách GDP giữa hai nhóm nước. Báo cáo của Viện Toàn cầu McKinsey cho rằng nếu nền kinh tế ASEAN có thể tăng trưởng ở mức 4,1%/năm từ nay đến năm 2030, GDP của khu vực sẽ tăng gấp đôi lên 5.000 tỷ USD, đóng góp cho 5% GDP của toàn thế giới.
Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào 4 quốc gia đi đầu trong là Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Theo Viện Toàn cầu McKinsey, chính phủ đóng vai quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng ở các nước ASEAN, nhất là ở các nước thu nhập thấp. Ở các nước thu nhập cao như Singapore, Malaysia, chính phủ giúp chuyển đổi các nguồn ngân quỹ tiết kiệm sang vốn đầu tư, thường thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên doanh.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng nếu muốn theo kịp Singapore và Malaysia, một số quốc gia có mức độ tăng trưởng thấp hơn cần cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó có tình trạng bảo hộ doanh nghiệp.
Báo cáo của Viện Toàn cầu McKinsey cho rằng có hai động lực thúc đẩy tăng trưởng của các nước ASEAN, đó là các chính sách khuyến khích tăng trưởng, tiết kiệm ngân sách và vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp lớn.
Với yếu tố đầu tiên, chính sách tích lũy vốn đã đem lại kết quả ấn tượng cho nhiều nước Đông Nam Á. Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan đã tiến hành tích lũy từ những thập niên 70 của thế kỷ trước.
Trong giai đoạn 2000 - 2015, lượng ngân quỹ Singapore tích lũy đã đạt 51% GDP của nước này, trong khi Malaysia đã tiết kiệm được 40%, Indonesia 32% và Thái Lan 30%.
Trong khi đó, Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu thực hiện chính sách này trong 20 năm trở lại đây. Tỷ lệ tiết kiệm cao tương quan với mức độ đầu tư tăng mạnh. Trung bình, các quốc gia “tiêu biểu lâu dài” đầu tư khoảng 30% GDP, trong khi các quốc gia “tiêu biểu gần đây” chỉ được khoảng 20%.
Để Đông Nam Á có thể phát huy được tối đa tiềm năng kinh tế, Viện Toàn cầu McKinsey đưa ra ba đề nghị cho các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các doanh nghiệp, đó là thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ, tái cơ cấu thị trường lao động và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng./.
>>>30 năm thu hút FDI: Dấu ấn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam- Từ khóa :
- kinh tế việt nam
- viện toàn cầu mckinsey
- asean
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội thúc đẩy tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam-Indonesia
10:00' - 07/09/2018
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) sẽ thăm Hà Nội từ ngày 11 đến 12/9.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Ai Cập đánh giá về triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam-Ai Cập
09:13' - 24/08/2018
Quan hệ hữu nghị và hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Ai Cập sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới sau chuyến thăm Cairo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
-
Kinh tế Việt Nam
Moody's: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm tới
10:47' - 22/08/2018
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service cho biết kinh tế Việt Nam sẽ có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm tới và hỗ trợ ổn định mức nợ chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.