Chuyên gia lo kinh tế Việt Nam "mất đà" tăng trưởng
Trong hai ngày 18-19/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018: Tình hình và triển vọng.
Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, diễn đàn nhằm cung cấp thông tin để các đại biểu Quốc hội có căn cứ đánh giá, chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV xem xét, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và trong nước có những yếu tố ngắn hạn, dài hạn chưa lường trước được đã tác động đến việc triển khai các giải pháp trong thực tế. Vì vậy, cần đánh giá toàn diện tình hình triển khai thực hiện, nhận diện thách thức, triển vọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đưa ra những giải pháp trọng tâm cho những tháng cuối năm 2018.
Ông Trần Toàn Thắng, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tình hình kinh tế thế giới đã tác động tới kinh tế Việt Nam.Cụ thể, về thương mại, giá cả có xu hướng tăng do giá hàng hóa thế giới tăng; xuất nhập khẩu có nguy cơ giảm do tác động của chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ của Mỹ; biến động tỷ giá. Về đầu tư, Luật Thuế cải cách của Mỹ có thể tác động đến đầu tư của Mỹ tại Việt nam trên một số góc độ, các nhà đầu tư sẽ trở lại Mỹ nếu luồng đầu tư chủ yếu là tận dụng giá rẻ; tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.
Từ những tác động đó, chính sách phát triển kinh tế Việt Nam cần lưu ý việc tăng cường năng lực công nghệ để thu hút FDI công nghệ cao; ứng phó với các biện pháp tăng cường bảo hộ thương mại từ Mỹ; kiểm soát lạm phát và chủ động ứng phó với các biến động về tỷ giá.
Phân tích về kinh tế Việt Nam năm 2018, ông Nguyễn Đức Anh, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây, song có dấu hiệu "mất đà" do thiếu động lực hỗ trợ.Cải thiện chất lượng tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra, nền kinh tế vẫn tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn; công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài và hoạt động của phân khúc thấp trong chuỗi giá trị.
Tác dụng của cải thiện môi trường kinh doanh chưa thực sự rõ nét. Nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tiệm cận với giới hạn an toàn. Lạm phát và tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát song đang chịu áp lực lớn, đòi hỏi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiềm chế gia tăng lạm phát từ phía cầu.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, về cơ bản trong năm 2018 các chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực vẫn là chủ đạo, bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô gồm tăng GDP; ổn định giá cả; tăng việc làm, giảm thất nghiệp và xuất khẩu ròng trong năm 2018 vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cần có động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng trong các năm tiếp theo.
Phân tích những thách thức của nền kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, trong trước mắt, điều đáng lo ngại là nguy cơ nền kinh tế "mất đà" tăng trưởng từ quý IV/2018 và tốc độ tăng trưởng giảm dần từ quý I/2019; nền kinh tế luôn tiềm ẩn sự bất ổn vĩ mô; chủ trương tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng được xác định trong Chiến lược 10 năm 2011-2020, nhưng đến nay về cơ bản chưa có sự chuyển biến đáng kể... Gợi ý một số chính sách, giải pháp để nền kinh tế Việt Nam đổi chiều tăng trưởng trong giai đoạn phát triển mới, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, bài toán kinh tế Việt Nam hiện nay phải giải được mục tiêu "kép" chất lượng và số lượng cùng với ưu tiên thực hiện các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, chất lượng tăng trưởng, cũng cần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong trung và dài hạn.Việc chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất gắn với việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm cần được xem là quan điểm chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam.
Đồng thời, chuyển dần từ tư duy “kinh tế tỉnh” sang phát triển các Vùng kinh tế, trước mắt cần nâng cao vai trò các Vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục cải cách đồng bộ nền hành chính công bao gồm thể chế hành chính, bộ máy tổ chức và con người. Đây cần được xem là khâu đột phá của đột phá để xử lý những điểm nghẽn, huy động nguồn lực cho phát triển, khâu đột phá trong quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển.
Về tình hình thực hiện các nhiệm vụ xã hội trong năm 2018, theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực; chính sách xã hội, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ xã hội vẫn còn tồn tại hạn chế, cụ thể chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực chậm được thu hẹp, khoảng cách giàu nghèo còn lớn.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tăng trưởng kinh tế tạo việc làm mới, việc làm bền vững cho người lao động; đồng thời cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế. Song song đó, có giải pháp giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua các chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm phúc lợi xã hội; đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI: Dấu ấn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
10:00' - 02/09/2018
Trải qua hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có thể nói, FDI trở thành khu vực kinh tế rất quan trọng của kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật của đất nước
06:16' - 02/09/2018
73 năm kể từ khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đến nay kinh tế - xã hội nước ta đã có những phát triển vượt bậc.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát
20:02' - 30/08/2018
Việc có chỉ số tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế là yêu cầu rất cao; trong đó được thực hiện đồng thời với cung cấp nhu cầu vốn cho nền kinh tế và thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.