Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực
Đây là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong cuộc họp báo tổ chức tại Hà Nội, sáng 26/9.
Trong bản cập nhật báo cáo kinh tế công bố thường niên Triển vọng Phát triển châu Á 2018, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,9% cho năm 2018, thấp hơn so với mức 7,1% được dự báo trong tháng 4 do xuất khẩu, nông nghiệp, xây dựng và khai khoáng dự kiến giảm nhẹ trong nửa cuối năm. ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2019 của Việt Nam ở mức 6,8%.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực, với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, và đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước”. Theo ADB, nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu nội địa được duy trì, điều kiện kinh doanh được cải thiện, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Tăng chi tiêu công trong nửa cuối năm 2018 được dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong đầu tư. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dễ ảnh hưởng bởi những thách thức trong và ngoài nước. Tăng trưởng giảm nhẹ ở các nền kinh tế lớn như: Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến tổng cầu thương mại thế giới.Căng thẳng thương mại leo thang toàn cầu cũng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam. Áp lực lạm phát có thể sẽ tiếp tục duy trì trong ngắn hạn do giá dầu quốc tế tăng và giá lương thực tăng. Do đó, ADB đã điều chỉnh lạm phát của Việt Nam lên 4% trong năm 2018 và 4,5% cho 2019, tăng so với ước tính trong tháng 4 tương ứng là 3,7% và 4%.
* Công nghiệp, nông nghiệp là điểm sáng, dịch vụ tăng trưởng ấn tượng Theo đánh giá cập nhật của ADB, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7,1% trong nửa đầu năm 2018, so với mức 5,8% cùng kỳ năm 2017. Về phía cầu, thu nhập tăng đã nâng mức tăng trưởng tiêu dùng tư nhân lên 7,2% so với 7,0% của năm trước.Đầu tư tư nhân vẫn mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi tăng trưởng tín dụng cao và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh (FDI). Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,7% trong sáu tháng đầu năm so với 14,4% của năm trước. Tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu, tiêu dùng tư nhân trong nước và đầu tư bù đắp sự sụt giảm trong tiêu dùng của chính phủ và đầu tư công do các chính sách củng cố tài khóa.
Hầu hết các ngành kinh tế trọng yếu tiếp tục đạt kết quả vững chắc. Sản lượng nông nghiệp và các ngành kinh tế liên quan tăng trưởng 3,9% trong sáu tháng đầu năm nay, so với 2,7% trong nửa đầu năm 2017. Nhờ thời tiết thuận lợi và nhu cầu xuất khẩu mạnh, sản lượng nông nghiệp tăng 3,3%, so với mức tăng 2,1% của sáu tháng đầu năm 2017, đồng thời lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng trưởng vững. Sản xuất công nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2018 tăng 9,3%, cao hơn nhiều so với mức 5,4% của cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13% do sự tăng trưởng ấn tượng trong các ngành xuất khẩu như viễn thông, điện tử và dệt may.Tăng trưởng mạnh của công nghiệp chế biến chế tạo bù đắp mức tăng trưởng chậm lại của ngành xây dựng, từ 8,5% nửa đầu năm ngoái xuống còn 7,9% trong năm nay do tác động của các biện pháp hạn chế cho vay của ngân hàng với bất động sản.
Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng khách du lịch quốc tế, lĩnh vực dịch vụ tăng gần 7% trong nửa đầu năm 2018, tương đương tốc độ tăng trong 6 tháng đầu năm ngoái. Với số lượt khách du lịch tăng 27,2% trong sáu tháng đầu năm, các ngành khách sạn và nhà hàng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, bán buôn và bán lẻ đều tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của ADB đánh giá, kinh tế Việt Nam tăng trưởng toàn diện trong thời gian qua; trong đó công nghiệp, nông nghiệp là những điểm sáng, dịch vụ cũng tăng trưởng ấn tượng. Về triển vọng, ADB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu trong nước tiếp tục mạnh.Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc có thể làm giảm cơ hội xuất khẩu của Việt Nam, cũng như nguy cơ mâu thuẫn thương mại leo thang trên toàn thế giới đe dọa phá vỡ chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu mà Việt Nam đang hội nhập rất sâu.
Các đợt lũ lụt nặng nề vào tháng bảy và tháng tám có thể làm suy yếu nông nghiệp, trong khi các mỏ khoảng sản đã khai thác nhiều năm có thể sẽ bị giảm sản lượng khai thác.
Triển vọng tiêu dùng tư nhân tiếp tục sáng sủa, trong khi triển vọng đầu tư tư nhân vẫn ổn định nhờ những nỗ lực không ngừng của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp mới. Việc đẩy nhanh chi tiêu đầu tư công trong nửa cuối năm 2018 dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng đầu tư. Tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa có thể sẽ giảm trong giai đoạn trước mắt, mặc dù việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do khác nhau sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp tục tiếp cận thị trường nước ngoài đối với các ngành hàng xuất khẩu lớn./. Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Viện Toàn cầu McKinsey: Kinh tế Việt Nam phát triển tích cực
14:21' - 17/09/2018
Báo cáo mới nhất của Viện Toàn cầu McKinsey đã điểm tên 18 nền kinh tế mới nổi tiêu biểu tại Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong số 8 đại diện từ ASEAN được nhắc đến.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội thúc đẩy tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam-Indonesia
10:00' - 07/09/2018
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) sẽ thăm Hà Nội từ ngày 11 đến 12/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
06:36' - 14/07/2018
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Theo đó, danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp.
-
Chứng khoán
Kinh tế Việt Nam đã đủ mạnh giúp thị trường chứng khoán phục hồi?
19:29' - 12/07/2018
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi được hơn nửa chặng đường trong năm 2018 với những biến động mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.