Kinh tế - xã hội khu vực ASEAN kỳ vọng sẽ được cải thiện vào năm 2021
Hội thảo nhằm xem xét những diễn biến của khu vực trong thời kỳ COVID-19, đánh giá những tác động do COVID-19 gây ra đối với Đông Nam Á; nghiên cứu những giải pháp ứng phó của các nước thành viên ASEAN trên nhiều phương diện; đồng thời đưa ra những dự báo tình hình khu vực thời kỳ hậu COVID-19.
Hội thảo có nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là đại diện một số Đại sứ quán các nước Đông Nam Á tại Hà Nội. Đồng thời, có sự tham gia trực tuyến của một số nhà khoa học từ các nước ASEAN như: Campuchia, Philippines, Singapore và Ấn Độ. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết: Đông Nam Á được cho là khu vực có những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trên thế giới sau Trung Quốc. Kể từ đó, dịch bệnh đã để lại những hệ lụy nặng nề đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN.Hàng chục nghìn gia đình có người thân ra đi do dịch bệnh, hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị đình trệ, hàng triệu lao động mất đi nguồn sống, nhất là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á ngày 18/6/2020, kinh tế Đông Nam Á năm 2020 sẽ suy giảm mạnh ở mức âm 3%, du lịch và dịch vụ trong khu vực bị suy giảm nghiêm trọng, xuất nhập khẩu bị tác động mạnh do độ mở của các nền kinh tế khu vực cao.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự tập trung vào các vấn đề như: diễn biến và thực trạng của Đại dịch tại Đông Nam Á; tác động của nó và ứng phó của các quốc gia và ASEAN; những thay đổi trong cục diện chính trị an ninh khu vực và dự báo tình hình khu vực thời kỳ hậu COVID-19. Bàn về Đông Nam Á với COVID-19, tác động và chính sách ứng phó, Tiến sỹ Võ Xuân Vinh, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, cho biết: Đứng trước những thách thức do COVID-19 gây nên, ngay từ đầu các quốc gia thành viên của Cộng đồng ASEAN đã kịp thời hành động, chủ động thích ứng, gắn kết các quốc gia.Hệ thống ứng phó y tế khẩn cấp của ASEAN và hợp tác với các đối tác đã được kích hoạt ngay từ những ngày đầu đại dịch. Các nước ASEAN đã tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp trong kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh.
Các thành viên Cộng đồng ASEAN với cam kết chính trị ở mức cao nhất, cách tiếp cận đồng bộ, tổng thể ở cấp quốc gia và khu vực, đã thể hiện bản lĩnh vững vàng của một ASEAN đoàn kết và gắn bó, trách nhiệm để cùng nhau vượt qua đại dịch.
Việt Nam được thế giới thừa nhận là hình mẫu thành công trong chống dịch COVID-19 và ASEAN cũng được cho là cơ bản đã kiểm soát được tình hình khi đạt tỉ lệ cao về số bệnh nhân khỏi bệnh trên tổng số ca lây nhiễm, tỉ lệ tử vong ở mức thấp và đang giảm nhanh.
Các nền kinh tế ASEAN về cơ bản vẫn giữ được ổn định với mức suy giảm kinh tế thấp hơn nhiều so với bình quân của thế giới và có triển vọng phục hồi sau đại dịch.
Theo đó, nhiều giải pháp tài khóa, tiền tệ và tài chính vĩ mô đã được thực thi. Một điểm đáng chú ý là các lệnh cách ly xã hội được ban hành cùng tâm lý do ngại nhiễm bệnh đã khiến tình hình an ninh - chính trị các nước khu vực khá ổn định.Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, tình hình kinh tế - xã hội khu vực kỳ vọng sẽ được cải thiện vào năm 2021 với mức tăng trưởng GDP dao động từ mức 3% (Brunei) đến 6,5 % (Philippines và Thái Lan).
Các diễn giả tham dự trực tuyến cũng thảo luận và đưa ra một số giải pháp cho các nước như: Tăng cường năng lực ứng phó với COVID-19 (cách vận hành Quỹ ứng phó với COVID-19 theo đề xuất của Thái Lan đã được phê duyệt vào tháng 4/2020 nhằm tìm ra giải pháp cho các nước; sự chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn giữa các thành viên; đẩy mạnh an ninh mạng; tăng cường bảo hộ công dân ở các nước thứ ba..); đẩy mạnh phục hồi kinh tế (thông quan hàng hóa và chuỗi cung ứng trong khu vực đang nhiều cản trở; hướng đến các mạng lưới an toàn xã hội, an ninh lương thực và giáo dục..)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mở đường bay: Đủ khả năng để cách ly 5.000 người/tuần
21:21' - 04/09/2020
Trong việc cách ly, Quân đội có vai trò hết sức quan trọng, với số lượng 5.000 người mỗi tuần, chúng ta có đủ khả năng để cách ly.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp vốn cho doanh nghiệp vượt khó mùa dịch
17:01' - 01/09/2020
Trước những khó khăn dồn dập của cộng đồng doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đã tung ra các chương trình, gói tín dụng ưu đãi.
-
Doanh nghiệp
Thị trường M&A toàn cầu xáo trộn vì dịch COVID-19
18:53' - 14/08/2020
Thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên toàn cầu đang “nín thở” khi nhiều dự án bị xáo trộn, thậm chí bị thay đổi so với dự kiến ban đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.