Mở đường bay: Đủ khả năng để cách ly 5.000 người/tuần
Chiều tối 4/9, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, với chỉ đạo điều hành chủ động quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhất là sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, trong tháng 8 vừa qua, chúng ta đã ứng phó nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả với diễn biến mới của dịch COVID-19.
*Chi gần 88 nghìn tỷ đồng hỗ trợ chính sách Đến nay, các ổ dịch đã cơ bản được kiểm soát, các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm đã được xác định, khoanh vùng và cách ly phù hợp. Kết quả tích cực này đã góp phần quan trọng để giữ ổn định tình hình, tiếp tục tập trung nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”; tạo cơ sở cho sự phục hồi kinh tế 4 tháng cuối năm 2020 và lấy lại đà tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021. Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh, trên thế giới, nhiều quốc gia tiếp tục tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp; sẽ rơi vào suy thoái trầm trọng nếu không sớm đẩy lùi dịch COVID-19, một số ý kiến dự báo về khả năng "suy thoái kép" của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm tăng trưởng dương trong khu vực và toàn cầu.Sức khỏe của nền tài chính Việt Nam được đánh giá tốt và hoàn toàn có thể vượt qua tác động của COVID-19, được xếp hạng 12/66 nền kinh tế mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh. Theo nhận định của một số định chế tài chính lớn, nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể tăng trưởng 2-3% trong năm 2020.
Tính đến hết tháng 7/2020, ngân sách đã chi gần 88 nghìn tỷ đồng (ngoài dự toán năm 2020) để hỗ trợ chính sách, trong đó miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí cho các doanh nghiệp, người dân khoảng 71,9 nghìn tỷ đồng; chi khoảng 15,8 nghìn tỷ đồng từ ngân sách cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. *Đảm bảo khả năng cách ly khi mở lại đường bay quốc tế Liên quan đến việc bảo đảm an toàn khi mở lại 6 đường bay thương mại quốc tế theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải (gồm Đài Loan, Quảng Châu - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào) với số hành khách nhập cảnh cần cách ly mỗi tuần dự kiến 5.000 người, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, về nguyên tắc là mở đường bay tới các nước đã kiểm soát dịch khá tốt và tương đồng với Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu của thị trường quốc tế, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các nước, tinh thần là vẫn phải đảm bảo mục tiêu kép mà Thủ tướng đã đề ra. Do vậy, việc mở đường bay phải thận trọng, mở dần từng bước và đúc kết kinh nghiệm để triển khai.Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản báo cáo, tuy nhiên, hiện các bộ chưa có ý kiến và chưa đưa ra giải pháp. Cần phải tính toán về đối tượng, tần suất, và dứt khoát khách lên máy bay phải được xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, khi nhập cảnh phải được kiểm soát. Ngay cả vấn đề cách ly cũng phải xem xét cho phù hợp, bởi “người ta vào 5 ngày nhưng cách ly 14 ngày thì không ai vào cả”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ví dụ, vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã quyết định cho nhập cảnh đối với một Phó Chủ tịch của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sang làm việc tại Việt Nam 5 ngày.Mặc dù không đặt vấn đề cách ly, nhưng vị này phải ở khách sạn, phải được xét nghiệm âm tính ở trong nước và sang Việt Nam vẫn phải xét nghiệm lại, sang đến ngày thứ 2 mới được thực hiện các hoạt động công vụ theo lịch trình.
Trong quá trình đó, người này vẫn phải đảm bảo các giải pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, không tiếp xúc gần... Bộ Giao thông vận tải sẽ tham mưu, báo cáo Thủ tướng để có hướng dẫn cụ thể về việc mở lại đường bay này.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc mở đường bay tới các nước được Việt Nam đánh giá có khả năng an toàn cao về phòng dịch.Bộ đề xuất ngày 15/9 sẽ bay kết nối với Quảng Châu (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc; ngày 22/9 kết nối với Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia. Đối tượng gồm các nhà ngoại giao, người hoạt động công vụ, chuyên gia, công dân Việt Nam có nhu cầu về nước và công dân Việt Nam đi lao động nước ngoài...
Bộ Giao thông vận tải đánh giá, với số lượng mỗi quốc gia có 1 chuyến khứ hồi/tuần, số lượng nhập cảnh sẽ khoảng 5.000 người. Con số này đã được đánh giá kỹ lưỡng, trên cơ sở năng lực cách ly của các đơn vị quân đội, địa phương. Về quy trình kiểm dịch cũng đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn. Thông tin thêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ thống nhất mở lại đường bay quốc tế từ 15/9 và đã bàn kỹ các phương án để bảo đảm an toàn cho người dân.Trong việc cách ly, Quân đội có vai trò hết sức quan trọng, với số lượng 5.000 người mỗi tuần, chúng ta có đủ khả năng để cách ly. Bộ Y tế đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn cách ly từ gia đình, phân xưởng, nhà máy, trường học, các nơi công cộng.
“Các biện pháp cách ly đã được tính toán kỹ, chúng tôi tin tưởng sau khi mở đường bay, chúng ta vừa đảm bảo an toàn cho người dân về vấn đề cách ly, vừa đảm bảo phát triển, tránh đứt gãy nền kinh tế”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường khẳng định. *Tất cả các trường hợp thực hiện cách ly phải tự chi trả chi phíVề vấn đề báo chí đề cập là thu phí đối với người cách ly y tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn khẳng định, đây không phải là thu phí. Theo ông, thực hiện tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Nghị quyết 37-NQ/CP (về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19) quy định ngân sách nhà nước sẽ chi trả các khoản liên quan đến chi phí dịch vụ của các đối tượng cách ly.
Tuy nhiên, thời gian tới, có thể chúng ta sẽ mở các đường bay thương mại, đưa một số chuyên gia nước ngoài vào để phục vụ cho hoạt động kinh tế. Với các chuyên gia ở tại khách sạn, họ phải chi trả dịch vụ của khách sạn theo quy định về mức giá thỏa thuận giữa người cách ly và người cung cấp dịch vụ.
Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Y tế có báo cáo Thủ tướng về chi trả dịch vụ trong giai đoạn tới để phù hợp với mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.
Làm rõ hơn, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, từ 1/9/2020, tất cả các trường hợp thực hiện cách ly phải tự chi trả chi phí, riêng vấn đề về khám, chữa bệnh thì chi trả từ ngân sách Nhà nước theo khoản 2, Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. “Thực chất vừa qua, có rất nhiều gia đình người Việt Nam ở nước ngoài về có nhu cầu ở cách ly một mình một phòng, nơi lưu trú, dịch vụ tốt hơn. Vì vậy, nên tạo điều kiện cho người dân. Từ đó, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phải tổ chức các khu cách ly, khu khách sạn, vừa tạo ra việc làm cho người lao động, doanh nghiệp có thu nhập và cũng đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước”, Bộ trưởng nói./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công an: Nếu đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ ngộ độc do pate Minh Chay
20:59' - 04/09/2020
Về vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến pate Minh Chay, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, nếu có đủ căn cứ thì khởi tố vụ việc để điều tra.
-
Kinh tế Việt Nam
Ai chịu trách nhiệm trong vụ ngộ độc pate Minh Chay?
20:39' - 04/09/2020
Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế có chuyển hồ sơ sang Bộ Công an chỉ đạo ngay Công an thành phố Hà nội để điều tra làm rõ trách nhiệm cá nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế trên nền tảng an toàn dịch
19:03' - 04/09/2020
Nếu tiếp tục duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định trong 4 tháng cuối năm thì GDP cả năm của Việt Nam vẫn có khả năng đạt tăng trưởng dương từ 2-3%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.