Tiếp vốn cho doanh nghiệp vượt khó mùa dịch
Nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, nhiều ngân hàng tiếp tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi, cam kết cung ứng đủ vốn hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp lao đao Mới đây, Công ty cổ phần Giày da Huê Phong (trụ sở tại quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) đã thông báo chính thức cắt giảm gần 1.600 lao động do những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Theo ông Huỳnh Khởi Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giày da Huê Phong, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các khách hàng chính của công ty ở châu Âu và Mỹ bị thiệt hại nặng nề nên hủy đơn đặt hàng rất nhiều.Dù đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hay bố trí việc làm cho người lao động. Do vậy, công ty buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm chỗ làm việc.
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng cho biết, đợt dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng tại Đà Nẵng là “cú đấm bồi” đối với ngành du lịch - lữ hành sau khi vừa trên đà khôi phục.Bức tranh của ngành du lịch đang trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Không chỉ phải thu hẹp sản xuất, cho nhân viên nghỉ không lương mà nguồn vốn dự phòng của doanh nghiệp cũng ngày càng cạn kiệt khi hoàn tiền tour cho khách, duy trì hoạt động…
Thực tế cho thấy, dù nhiều doanh nghiệp đã được cơ cấu lại nợ, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất…, song do chuỗi cung ứng toàn cầu chưa phục hồi, thị trường tiêu thụ còn eo hẹp khiến dòng tiền của doanh nghiệp vẫn chưa được khơi thông. Nhiều doanh nghiệp bắt buộc tiếp tục phải cắt giảm lao động, thu hẹp lại quy mô hoạt động. Dẫn chứng số liệu thống kê của Cục Thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2020, thành phố có 23.500 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 386.400 tỷ đồng và doanh số đóng góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố là 3.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng đã có 21.600 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm 129.300 tỷ đồng và làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố là 12.600 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tác động của dịch bệnh COVID-19 lên các doanh nghiệp là rất lớn, song cũng thấy sức sống mãnh liệt của các doanh nghiệp thành phố trong điều kiện mới đầy khó khăn. “Vấn đề quan trọng hiện nay là thành phố phải tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn lực về vốn từ các tổ chức tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp “gượng dậy” sau dịch bệnh và không bị “đổ gãy” trong trạng thái bình thường mới”, ông Phong nói. Ngân hàng tiếp tục tung gói hỗ trợ Trước những khó khăn dồn dập của cộng đồng doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đã tung ra các chương trình, gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tung gói vay “Kết nối – Vươn xa” trị giá 30.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi chỉ còn từ 5,5%/năm. Chương trình áp dụng với các khoản vay giải ngân mới từ ngày 28/8 - 30/9/2020, nhằm hỗ trợ khách hàng trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh trong thời gian này sẽ đồng thời được tham gia nhiều chương trình ưu đãi khác như miễn phí duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử; tặng đến 0,4%/năm lãi suất khi gửi tiền online; giảm tới hơn 70% phí chuyển tiền online ngoài hệ thống...Trước đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng triển khai chương trình ưu đãi vay sản xuất kinh doanh “Vay vốn kinh doanh – Lộc tài như ý” điều chỉnh mức lãi suất vay chỉ từ 9,6%/năm xuống mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 8,4%/năm. Đây là mức giảm sâu tạo điều kiện cho khách hàng cá nhân trên toàn quốc tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, phát triển các phương án sản xuất kinh doanh song hành với đẩy lùi dịch bệnh.
Đối với khách hàng cá nhân mới hoặc khách hàng cá nhân hiện tại đang có dư nợ, tùy theo từng trường hợp cụ thể, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh giảm mức lãi suất ưu đãi vay vốn kinh doanh lên tới 3,5%/năm so với mức lãi suất vay thông thường. Cũng trong tháng 8/2020, Ngân hàng TMCP Kiên Long triển khai chương trình “Lãi ưu đãi, thỏa sức vay” với tổng nguồn tín dụng 500 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp, với lãi suất ưu đãi từ 8%/năm áp dụng đến hết tháng 9. Mục tiêu của chương trình là nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn về tài chính trong giai đoạn hiện nay, đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc cũng cho biết, ngân hàng này đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn này. Khách hàng có nhu cầu vay mới sẽ được xem xét cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất ngắn hạn tối thiểu 6%/năm, lãi suất trung dài hạn tối thiểu 7%/năm. Đối với doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn mới nhưng vẫn còn dư nợ sẽ được ngân hàng cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay và giảm mạnh phí giao dịch. Tổng gói vay ưu đãi 15.000 tỷ đồng Sacombank triển khai từ đầu mùa dịch đến nay đã giải ngân được khoảng 70%. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, hiện nguồn vốn từ ngân hàng rất dồi dào và cam kết luôn đáp ứng đủ mọi nhu cầu vốn nếu doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện tín dụng.Riêng chương trình kết nối doanh nghiệp – ngân hàng tại thành phố đã thực hiện được gần 300.000 tỷ đồng cho gần 26.000 khách hàng.
Trước những tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 lần hai lên hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, ông Minh cho biết, hiện ngành ngân hàng đang tập trung nguồn lực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 phục hồi sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và UBND Tp. Hồ Chí Minh. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cũng đang lấy ý kiến các Bộ, ngành về việc sửa đổi nội dung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19 theo hướng sẽ nới lỏng hơn./.>>Kienlongbank giảm đến 50% tiền lãi cho hơn 1.300 khách vay tại 3 tỉnh
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: BIDV tiếp tục hạ lãi suất cho vay cá nhân
12:07' - 01/09/2020
Ngày 1/9, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân xuống mức từ 5,5%/năm với quy mô 30.000 tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: SHB giảm mạnh lãi suất cho vay tới 3,8%/năm
09:35' - 28/08/2020
SHB ngày 28/8 công bố điều chỉnh giảm lãi suất các chương trình ưu đãi cho vay khách hàng cá nhân trên toàn hệ thống, mức giảm cao nhất lên tới 3,8% so với lãi suất vay thông thường.
-
Ngân hàng
Lãi suất tiết kiệm mới nhất tại VPBank
20:34' - 19/08/2020
Theo biểu lãi suất mới nhất của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), lãi suất huy động cao nhất vẫn ở mức 6,7%/năm, tuy nhiên lãi suất tiết kiệm một số kỳ hạn đã giảm nhẹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB lo ngại tác động suy thoái từ chiến tranh thương mại toàn cầu
09:30'
Các ngân hàng trung ương cần chuẩn bị cho kịch bản dòng vốn bị dừng đột ngột, gián đoạn thanh toán và biến động trên thị trường tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất
15:07' - 29/04/2025
Sau ba lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2024, BoJ hiện đối mặt với các biện pháp thuế quan quy mô lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47' - 29/04/2025
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.