Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"
Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mặc dù, khó khăn phía trước đón đợi với mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,76 triệu đồng/người/năm..., nhưng tỉnh miền núi Tuyên Quang tự tin xác định vừa tăng tốc, bứt phá, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vừa kiến tạo, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới...
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, với mục tiêu nặng nề trong năm 2025, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu cần có tư duy đổi mới với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Nâng cao tính tự lực, tự cường, tính chủ động với tinh thần “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Đồng thời, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát các quy định, xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Đối với sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư, tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương tháo gỡ hiệu quả các vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay trong năm 2025 phải có 11 dự án mới dự kiến đi vào hoạt động, đóng góp gần 2.500 tỷ đồng.
Trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công.
Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết thêm, trước mắt, tỉnh tập trung vào các vùng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới; đồng thời, chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP...
Ông Nguyễn Việt Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Tuyên Quang cho hay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh đang được đầu tư xây dựng đồng bộ, nhiều tuyến đường trọng điểm, quan trọng có quy mô lớn được triển khai đầu tư xây dựng.
Điển hình như: đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1); đường kết nối Na Hang - Ba Bể (Bắc Kạn); đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu (Thái Nguyên) - Ngã ba Trung Sơn (huyện Yên Sơn); dự án khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến nút giao Quốc lộ 2D nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; đường trục phát triển từ thành phố Tuyên Quang đi huyện Yên Sơn; đồng thời, chuẩn bị đầu tư xây dựng đường từ thành phố Tuyên Quang đi suối khoáng Mỹ Lâm và đường từ thị trấn Sơn Dương đi Tân Trào; xây dựng đường giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, huyện...
Tỉnh cũng xác định công tác thu ngân sách nhà nước là một trong 15 chỉ tiêu quan trọng của nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhờ đó đến hết năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 4.000 tỷ đồng. Đặc biệt, hoàn thành trước một năm mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Nhìn lại năm 2024, ông Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang thừa nhận, năm qua là năm khó khăn và thử thách nhất đối với ngành nông nghiệp.
Thời tiết diễn biến phức tạp do hạn hán, mưa bão liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính riêng cơn bão số 3 với trận lũ lịch sử (cơn bão Yagi) đã gây thiệt hại 10% giá trị kinh tế của ngành.
Đơn cử như khiến hơn 6.200 ha lúa, hoa màu bị đổ, ngập úng; gần 3.000 ha cây trồng hàng năm, lâu năm, cây ăn quả bị ảnh hưởng; gần 1.000 ha rừng trồng bị gãy đổ; gần 500 ha diện tích nuôi cá và 527 lồng cá bị vỡ; gần 50.000 con gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác bị chết, cuốn trôi... Đó là chưa nói đến giá thức ăn chăn nuôi, giá vật tư sản xuất tăng cao, nhưng giá bán sản phẩm sụt giảm, ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất cung ứng đối với các ngành hàng, lĩnh vực. Cũng như ngành nông nghiệp, ngành giao thông vận tải Tuyên Quang cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Yagi. Nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, liên thôn bị sạt lở, ngập úng, gây tắc đường và thiệt hại về người cũng như nhiều tài sản khác. Đồng thời, gây ra sạt lở ta luy dương, nứt mặt đường, ngập úng tắc đường tại nhiều vị trí trên tuyến Quốc lộ 279, Quốc lộ 280, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 thuộc địa bàn các xã Tú Thịnh, Tân Trào (huyện Sơn Dương), Kiến Thiết (huyện Yên Sơn), các xã và thị trấn: Sơn Phú, Thượng Giáp, Đà Vị, thị trấn Na Hang (huyện Na Hang)... Trong bối cảnh khó khăn đó, ngành nông nghiệp đã vượt qua giông bão thông qua những con số ấn tượng. Cụ thể, sản lượng chè vượt 1,8%; sản lượng thịt hơi tăng 6%; sản lượng mía vượt 21%; sản lượng sữa tươi vượt 19%; diện tích trồng rừng vượt 10,5%... với giá trị sản xuất ngành năm 2024 đạt trên 4,6%. Ngoài các sản phẩm xuất khẩu truyền thống như: gỗ rừng trồng, chè... lần đầu tiên Tuyên Quang đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu 7 sản phẩm OCOP. Đặc biệt, lần đầu tiên rừng trồng xứ Tuyên cũng chính thức được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu.Theo đánh giá, đây không chỉ là cơ hội nâng cao giá trị rừng trồng, phục vụ xuất khẩu mà còn góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Tuyên Quang trở thành trung tâm chế biến rừng trồng của cả nước.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều công trình trọng điểm ở Tuyên Quang thi công xuyên Tết
17:40' - 25/01/2025
Tết Nguyên đán đã cận kề, nhưng lúc này khí thế thi đua lao động vẫn đang diễn ra sôi nổi trên các công trình xây dựng trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua Tuyên Quang
19:28' - 26/12/2024
HĐND tỉnh Tuyên Quang đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
-
Chuyển động DN
Kho bạc nhà nước Tuyên Quang nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
07:30' - 19/11/2024
Kho bạc nhà nước Tuyên Quang cho biết, thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện trên các mặt hoạt động nghiệp vụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án cao tốc tại Cao Bằng, Lạng Sơn
21:35'
Ngày 2/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên, đôn đốc thi công cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) và cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh thu du lịch Tết Nguyên đán tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,4%
20:33'
Ngày 2/2, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh công bố doanh thu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đạt khoảng 7.690 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp kiểm tra, giám sát 17 trạm thu phí BOT
18:25'
Cục Đường bộ Việt Nam sẽ kiểm tra, giám sát 17 trạm thu phí BOT trong cả nước về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ từ tháng 4/2025 - 10/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam
16:32'
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: RẠNG RỠ VIỆT NAM
15:48'
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), TTXVN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm: "RẠNG RỠ VIỆT NAM".
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
14:58'
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là một trong những quyết sách lớn, có ý nghĩa quan trọng và có sức nóng mạnh mẽ, lan tỏa trong cả hệ thống chính trị với khí thế toàn Đảng, toàn dân, toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng giao thông Thủ đô trước cơ hội bứt phá
11:07'
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng phát triển hiện đại, đặc biệt đang đứng trước cơ hội bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt từ làng ra biển
11:00'
Với kỳ vọng mang lại diện mạo mới, nhiều công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất và việc bắt tay hợp tác với doanh nghiệp đã nhân lên sức mạnh giúp hàng Việt tự tin vươn ra biển lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải cách môi trường kinh doanh khơi dậy động lực tăng trưởng kinh tế
10:55'
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, để thực hiện hiệu quả cải cách môi trường kinh doanh, cần đảm bảo các nhân tố như: sự quan tâm, coi trọng, chỉ đạo của người đứng đầu.