Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Tạo chuyển biến tích cực với những vấn đề được chất vấn
Sáng 17/11, sau phần Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn trong 2 ngày 15,16/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Lựa chọn những nhóm vấn đề xác đáng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, sau hai ngày rưỡi làm việc tích cực và trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành các nội dung phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2. Quốc hội đã nghe Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ trả lời chất vấn.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có báo cáo giải trình thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Các phiên họp chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi và xây dựng. Tổng cộng có hơn 200 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn; trong đó hơn 20 lượt đại biểu đặt câu hỏi đối với Thủ tướng Chính phủ, hơn 35 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi tranh luận. Nêu rõ, đây là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn, việc tổ chức chất vấn có những đổi mới so với trước nhưng Chủ tịch Quốc hội nhận xét, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chất vấn ngắn gọn, rõ ràng, bám sát nhóm vấn đề; đặc biệt là tăng cường tranh luận để làm rõ thêm; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có giải pháp khắc phục.Qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp này cho thấy, những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn là xác đáng, phù hợp với thực tế, được cử tri, dư luận xã hội cả nước quan tâm, đánh giá cao.
Các thành viên Chính phủ cơ bản đã nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, thực trạng, ngành, lĩnh vực phụ trách, đã cố gắng trả lời đầy đủ, thẳng thắn, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu ra; nhận trách nhiệm và có giải pháp, quyết tâm làm chuyển biến tình hình trong thời gian tới. Quốc hội hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, các vị Bộ trưởng trong việc trả lời chất vấn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội nêu, vẫn còn có nhiều tồn tại, hạn chế, thách thức cần có quyết tâm cao, giải pháp đột phá để khắc phục trong thời gian tới.Để tạo sự chuyển biến, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những vấn đề về các lĩnh vực Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo và Nội vụ đã được Quốc hội khóa XIII ban hành các nghị quyết.
Các Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực trên cùng với các thành viên khác của Chính phủ cần tiếp tục rà soát, bám sát các nghị quyết giám sát của Quốc hội thời gian qua, đặc biệt là việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn để hoàn thành các yêu cầu của Quốc hội về các lĩnh vực có liên quan.
Sẽ có Nghị quyết về chất vấn tại Kỳ họp thứ 2Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, triển khai các giải pháp có hiệu quả để thực hiện các yêu cầu của Quốc hội tại kỳ họp này đối với từng lĩnh vực cụ thể. Đối với lĩnh vực Công Thương: Chủ động tích cực rà soát, làm rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện, đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, có giải pháp khẩn trương, quyết liệt, cụ thể cho từng dự án để tránh tiếp tục bị thất thoát, lãng phí.
Tổng rà soát lại quy trình, tổ chức thực hiện, không để xảy ra tình trạng xả lũ đúng quy trình nhưng vẫn gây thiệt hại cho người dân. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, sớm xây dựng hoàn chỉnh bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về phân bón; có cơ chế phối hợp, phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.
Triển khai nghiêm túc, đầy đủ quy định pháp luật về quản lý thị trường để đấu tranh với tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; có chính sách thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm nông nghiệp phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp; bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô theo lộ trình.
Rà soát để bảo đảm quy hoạch các dự án phát triển điện theo lộ trình, gắn phát triển thủy điện với thủy lợi, có giải pháp phát triển các nguồn năng lượng khác để bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế.
Đối với lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Rà soát, đánh giá tổng thể, có giải pháp cụ thể, khả thi, hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại khu vực nông thôn, khu công nghiệp, các làng nghề, ô nhiễm các dòng sông, ô nhiễm môi trường do sản xuất, khai thác than, vật liệu xây dựng, cát sỏi lòng sông, phát thải của các nhà máy nhiệt điện than.Giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của dự án Formosa Hà Tĩnh, theo dõi và có biện pháp khôi phục môi trường biển của các tỉnh miền Trung đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ Dự án trước khi đi vào sản xuất.
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện công tác bồi thường thiệt hại cho nhân dân trong vùng thiệt hại sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao công tác đánh giá tác động môi trường.
Triển khai đồng bộ các biện pháp để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống xâm nhập mặn, hạn hán. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc đánh giá, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.
Đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục triển khai các giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới tổ chức thi cử theo lộ trình, không tạo áp lực cho nhân dân. Rà soát quy hoạch hệ thống các trường đại học, ngành nghề đào tạo và các giải pháp đồng bộ khác để từng bước khắc phục tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm.Đánh giá toàn diện việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đề án mô hình trường học mới (VNEN), có giải pháp khắc phục những tồn tại, bất cập theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Kiểm soát việc dạy thêm, học thêm tiêu cực; đảm bảo chất lượng chương trình, sách giáo khoa, phù hợp với định hướng đổi mới.
Hoàn thiện các chính sách về cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số, gắn đào tạo với nhu cầu bố trí việc làm tại địa phương; có chính sách hỗ trợ đối với sinh viên dân tộc thiểu số các trường đại học, sau đại học tốt nghiệp loại khá, giỏi.
Đối với lĩnh vực Nội vụ: Thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế gắn với sắp xếp bộ máy một cách hợp lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tăng cường tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và thực hiện công khai, minh bạch về tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng cán bộ, công chức; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc, dứt điểm các sai phạm.Sớm hoàn thiện Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý để áp dụng thống nhất; hoàn thiện chính sách tiền lương; tổ chức có hiệu quả công tác đánh giá cán bộ; nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, công chức.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Trên cơ sở ý kiến của cử tri và nhiều đại biểu Quốc hội, Quốc hội phê phán nghiêm khắc trước Quốc hội và cử tri cả nước đối với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 vì đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức, cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Quốc hội yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát để sửa đổi và bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có báo cáo giải trình một số vấn đề về đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, vấn đề nợ công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, về an toàn thực phẩm, về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí... Thủ tướng Chính phủ đã thẳng thắn trả lời và làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, cá nhân Thủ tướng Chính phủ trong việc kế thừa và tiếp tục tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến trong thời gian tới.Quốc hội ghi nhận những cố gắng của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp thiết, nhất là việc xử lý các dự án đầu tư không hiệu quả; tăng cường quản lý, phát triển thị trường trong nước, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hỗ trợ sản xuất trong nước; xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường; ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; khẩn trương khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ; nâng cao chất lượng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến sai phạm của cán bộ công chức gây bức xúc trong dư luận thời gian qua theo quy định của pháp luật, đẩy nhanh cải cách hành chính, tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương...
Sau phiên họp này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa, tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ đối với những vấn đề vừa được chất vấn; giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giao các cơ quan của Quốc hội tổ chức giám sát việc thực hiện những nội dung được đưa ra chất vấn, tổ chức giải trình về những vấn đề bức xúc nổi lên thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm đáp ứng đòi hỏi của đồng bào, cử tri và yêu cầu phát triển của đất nước. Trên cơ sở chất vấn của đại biểu Quốc hội và trả lời của các thành viên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu, chuẩn bị dự thảo Nghị quyết về chất vấn tại kỳ thứ 2 trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIV: Những câu trả lời thẳng thắn đáp ứng mong đợi của ĐBQH
15:07' - 17/11/2016
Tại phiên họp sáng ngày 17/11 - Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, Thủ tướng lắng nghe và trực tiếp trả lời chất vấn, khép lại 5 phiên chất vấn dành cho các thành viên Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu trả lời chất vấn trên diễn đàn Quốc hội
14:34' - 17/11/2016
Thủ tướng đã trực tiếp trả lời chất vấn của 37 đại biểu tại hội trường liên quan đến nhiều vấn đề nóng, được đồng bào, cử tri cả nước quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đổi mới giáo dục và đào tạo cần có lộ trình phù hợp
15:46' - 16/11/2016
Trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước ngày 16/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận được nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá là nắm chắc lĩnh vực quản lý ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu có giải pháp giám sát các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
11:27' - 16/11/2016
Sáng 16/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn, nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.