Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Phát triển an toàn, bền vững hệ thống tổ chức tín dụng
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 26/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấuThảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Việc xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm, bán khoản nợ theo cơ chế thị trường, thu nợ khách hàng vay còn nhiều hạn chế, dẫn đến khó xử lý nợ xấu một cách triệt để; cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn bất cập, gây nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập, làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh, nếu các khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu không được tháo gỡ, sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, hạn chế quyền tiếp cận vốn của doanh nghiệp, khó giảm được lãi suất cho vay, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Vì thế, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Khắc Định (Đoàn Khánh Hòa) cho biết, nền kinh tế nào cũng có nợ xấu, nợ xấu dưới 3% là bình thường và có thể xử lý bằng hệ thống pháp luật thông thường. Tuy nhiên, trong tình huống nợ xấu quá cao, cần có cơ chế pháp lý đặc biệt.Nhấn mạnh xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách, đại biểu Nguyễn Khắc Định cho rằng, việc ban hành Nghị quyết là rất cần thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn của hệ thống ngân hàng.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Ngô Minh Châu (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cũng nhất trí về sự cần thiết ban hành văn bản với quy định hỗ trợ xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, nhằm xử lý triệt để tình trạng tỷ lệ nợ xấu cao trong giai đoạn hiện nay.Tuy nhiên, theo đại biểu Ngô Minh Châu, một số nội dung trong dự thảo Nghị quyết cần cân nhắc, điều chỉnh để đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi và phù hợp với chủ trương, chính sách nêu tại Nghị quyết số 05/NQ-TW, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII).
Về phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, đại biểu đề nghị quy định theo hướng Nghị quyết này chỉ điều chỉnh đối với những khoản nợ xấu phát sinh đến ngày 31/12/2016 và quy định thời hạn áp dụng Nghị quyết này là 5 năm kể từ ngày 1/7/2017 để thực hiện.
Đối với các khoản nợ xấu tiềm ẩn, phát sinh hàng ngày song hành cùng với hoạt động của tổ chức tín dụng, áp dụng theo các quy định của pháp luật về ngân hàng, pháp luật về các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan để bảo đảm tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn.
Đại biểu Ngô Minh Châu cũng đề nghị ban soạn thảo cân nhắc quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng trên cơ sở đánh giá về khả năng thực hiện quyền thu giữ của tổ chức tín dụng, khả năng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan để bảo đảm tính khả thi của quy định.
Đối với nguyên tắc xử lý nợ xấu, đại biểu Ngô Minh Châu đề nghị bổ sung nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu trong dự thảo Nghị quyết. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh), đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Đoàn Hà Nội)… cũng tán thành với quan điểm này và cho rằng đây là nguyên tắc trụ cột để xử lý nợ xấu. Phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng Chiều 26/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Các đại biểu nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016 – 2020, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và yêu cầu khắc phục những khó khăn.Hạn chế của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn trước, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được thời gian vừa qua, nhằm xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh về tài chính, quản trị theo thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và là kênh huy động vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế nói chung.
Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, theo đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền, cách thức cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định, nhiều điểm trong Luật các tổ chức tín dụng đã không còn phù hợp với kinh tế thị trường, tập quán quốc tế, nên việc sửa đổi luật là cần thiết. Tuy nhiên, việc sửa chữa cần thận trọng, không thể vội vã, đảm bảo quyền lợi của cả người đi vay và người cho vay. Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) cũng cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng đã thi hành được 7 năm trong khi nền kinh tế luôn biến động, thay đổi.Bên cạnh đó, các luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Đấu giá… đã được sửa, vì thế nếu không sửa Luật này sẽ bị “vênh”. Vì còn có nhiều ý kiến khác nhau nên đại biểu Tùng đề nghị dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng nên được xem xét thông qua tại 2 kỳ họp.
Về phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, nhiều ý kiến đồng tình với phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật, theo đó tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng liên quan đến cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, từ đó có các phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần giải quyết.Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật và cho rằng cần xem xét, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng luật thời gian qua, từ việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, vai trò của Chính phủ, các bộ, đặc biệt là của Ngân hàng Nhà nước.
Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách cần sửa đổi tại Luật Các tổ chức tín dụng, để thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, kiềm chế phát sinh thêm nợ xấu, kiểm soát đầu tư chéo, sở hữu chéo, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế./.
Xem thêm:
>>> Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Kỳ vọng sẽ xử lý hết nợ xấu nhờ Nghị quyết mới
>>> Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Tính thống nhất xây dựng quy hoạch tổng thể
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Kỳ vọng sẽ xử lý hết nợ xấu nhờ Nghị quyết mới
19:43' - 26/05/2017
Nhiều ý kiến cho rằng khi Nghị quyết về xử lý nợ xấu được thông qua, dự kiến toàn bộ phần nợ xấu sẽ được xử lý xong trong 3 - 4 năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 4 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
20:38' - 25/05/2017
Ngày 25/5, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Duy trì tốc độ tăng trưởng để tạo sự ổn định
19:49' - 25/05/2017
Mục tiêu tăng trưởng chỉ có thể đạt được nếu dựa vào tăng vốn đầu tư và khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Cần quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và hiệu quả đầu tư công
15:22' - 25/05/2017
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ nhiều ý kiến liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu cũng như xử lý vấn đề nợ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý Ngoại thương
13:53' - 25/05/2017
Ngày 25/5, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý ngoại thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.