Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương
Dự án Luật được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần thực hiện Nghị quyết số 56/2017 của Quốc hội.
* Đánh giá kỹ tác động Theo Tờ trình của Chính phủ, nội dung sửa đổi của Luật Tổ chức chính quyền địa phương tập trung vào việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp; cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân (HĐND); phương thức hoạt động của chính quyền địa phương; tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cụ thể hóa chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.Đáng chú ý, việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh là vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp này. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh từ 2 người xuống còn 1 người. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên như hiện hành. Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất.
Nội dung này đã được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích, đánh giá kỹ tại Phiên họp thứ 33 của Ủy ban. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến bày tỏ băn khoăn về tình trạng bộ máy chính quyền địa phương "lúc nhập, lúc tách, lúc tăng, lúc giảm", tác động bất lợi đến tư tưởng của cán bộ."Tôi không đồng ý giảm Phó Chủ tịch HĐND, phải để nguyên 2 người như Luật hiện hành. Sắp tới, theo Nghị quyết Trung ương, nhất quán thực hiện Bí thư Tỉnh ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND. Nếu Bí thư kiêm nhiệm mà chỉ có một Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách thì rất nhiều việc, không thể làm được, nhất là trong điều hành kỳ họp, chuẩn bị cho kỳ họp và hoạt động giám sát”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến nêu quan điểm.
Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Đặng Ngọc Huy cho biết, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định cấp tỉnh, cấp huyện có 2 Phó Chủ tịch HĐND không làm tăng biên chế ở địa phương, mà thực chất là nâng chức danh Ủy viên Thường trực của HĐND (theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2013) lên Phó Chủ tịch HĐND.Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả giám sát hoạt động của HĐND cấp tỉnh, thành phố của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2017 và theo dõi hoạt động của HĐND từ đầu nhiệm kỳ đến nay cho thấy, hiện nay HĐND cấp tỉnh, thành phố trung bình có từ 9 đến 11 đại biểu hoạt động chuyên trách. Một số nơi như Hà Nội có 18 đại biểu HĐND chuyên trách, Tuyên Quang có 15 đại biểu.
Số lượng đại biểu HĐND chuyên trách như vậy đã tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức và hoạt động của HĐND, bước đầu đảm bảo cho HĐND, Thường trực HĐND phát huy vai trò của mình khi quyết định chức năng giám sát.
Do đó, hầu hết Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố đều kiến nghị giữ nguyên cơ cấu tổ chức HĐND như hiện nay, không nên thay đổi để đảm bảo hoạt động của HĐND có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế, tránh hình thức.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá tác động thật kỹ vấn đề này vì đổi mới phải đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng công việc, chứ không chỉ nhằm mục tiêu giảm biên chế.Việc đánh giá tác động cần làm rõ nếu giảm số lượng các chức danh này thì trên toàn quốc sẽ giảm được bao nhiêu biên chế và số lượng cán bộ dôi dư này sẽ sắp xếp, bố trí thế nào cho phù hợp; đồng thời, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tăng lên hay giảm đi.
* Đẩy mạnh phân cấp Đối với Luật Tổ chức Chính phủ, Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung 5 điều. Trong đó, Điều 23 của Luật Tổ chức Chính phủ được sửa đổi, bổ sung theo hướng Chính phủ quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và quy định về tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành, chính quyền địa phương. Nhiều ý kiến tán thành việc sửa đổi, bổ sung này và cho rằng, quy định như vậy đã quán triệt tinh thần của Trung ương là đẩy mạnh phân cấp, tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương, bộ, ngành trong việc thực hiện quyền xác định cơ cấu “mềm”, thực hiện việc bố trí cấp phó phù hợp cho các đơn vị trực thuộc trong tổng số cấp phó được có. Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm Chính phủ thống nhất trong quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; xác định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan hành chính nhà nước khác thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; quy định rõ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền của mình về quản lý công chức, viên chức.Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền giữa Thủ tướng Chính phủ với bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chất lượng, hiệu quả hơn./.
Xem thêm:
>>Cân nhắc thận trọng các tình tiết giảm nhẹ đối với ông Nguyễn Hữu Linh
>>Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Luật Quản lý thuế (sửa đổi) thích ứng yêu cầu thực tiễn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu ủng hộ Quốc hội ban hành nghị quyết về xử phạt lái xe uống rượu, bia
15:38' - 23/05/2019
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
07:20' - 23/05/2019
Sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thảo luận về dự án Luật này.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu
19:44' - 22/05/2019
Trong phiên thảo luận ngày 22/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (đoàn Cần Thơ) cho rằng, trong thời gian tới, việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Băn khoăn việc cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
19:10' - 22/05/2019
Quy định của dự thảo về tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV chiều 22/5.
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV: Xây dựng kịch bản đối phó biến động kinh tế thế giới
16:35' - 22/05/2019
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 có thể đạt được bởi các kết quả đáng ghi nhận trong Quý I năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội mong muốn có những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dân
13:22' - 22/05/2019
Sáng 22/5, các đại biểu thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.