Quốc hội Nhật Bản chính thức phê chuẩn ngân sách bổ sung kỷ lục
Đây là dự thảo ngân sách bổ sung thứ hai trong tài khóa 2020 mà Chính phủ đã đệ trình lên Quốc hội hôm 8/6.
Dự kiến, nguồn tiền từ ngân sách này sẽ cho phép Chính phủ Nhật Bản tăng cường biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này.
Trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực khôi phục cuộc sống thường nhật khi bước vào giai đoạn "sống chung với dịch", gói ngân sách bổ sung có quy mô lớn nhất lịch sử Nhật Bản này sẽ giúp chi trả một phần cho gói kích thích kinh tế trị giá 117.000 tỷ yen (1.086 tỷ USD), trong đó tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn do dịch COVID-19 và đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.
Bên cạnh đó, các dự án này cũng được hỗ trợ bởi các khoản vay từ các thể chế tài chính của chính phủ và khu vực tư nhân.
Chính phủ Nhật Bản cũng dự kiến sẽ sử dụng một phần ngân sách bổ sung để trợ cấp 200.000 yen/người (1.857 USD) cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu chống dịch và 100.000 yen/người cho đội ngũ nhân viên ở các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa 6 triệu yên/trường hợp (55.704 USD) cho các tiểu thương và doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn về tài chính để giúp họ thanh toán tiền thuê nhà.
Liên quan tới khoản ngân sách dự phòng 10.000 tỷ yen để chuẩn bị cho tình huống dịch COVID-19 bùng phát trở lại, do sự phản đối của phe đối lập, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định tách 5.000 tỷ yen từ quỹ dự phòng này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì việc làm và củng cố hệ thống y tế.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ phát hành trái phiếu, trong đó có 22.610 tỷ yen trái phiếu bù đắp thâm hụt ngân sách, để tài trợ cho ngân sách bổ sung thứ hai này.
Trước đó, ngày 30/4, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung thứ nhất trong tài khóa 2020 có tổng trị giá 25.690 tỷ yên (tương đương 240 tỷ USD) để tài trợ cho gói biện pháp khẩn cấp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch COVID-19 tới nền kinh tế.
Đại dịch COVID-19 đang khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có nguy cơ rơi trở lại tình trạng giảm phát trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện và công bố ngày 12/6, có 23 trong tổng số 40 nhà phân tích được phỏng vấn nhận định khả năng kinh tế Nhật Bản tái giảm phát là "cao" hoặc "rất cao".
Hơn một nửa các nhà phân tích được hỏi nhận định Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ mở rộng hơn nữa gói kích thích tiền tệ quy mô lớn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ giảm hơn 20% trong quý II.
Nhà kinh tế trưởng Hiroshi Ugai thuộc JPMorgan Securities Nhật Bản cho rằng thậm chí ngay cả khi đại dịch được kiểm soát, khoảng trống đầu ra (mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế của một nền kinh tế và sản lượng tiềm năng tối đa mà nền kinh tế đó có thể đạt được) sẽ không thể quay trở lại vùng dương (chỉ số cho thấy nền kinh tế vượt trội hơn so với kỳ vọng với sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng tối đa) trong năm nay và năm tới.
Điều này đồng nghĩa Nhật Bản có thể sẽ đối mặt với tình trạng giảm phát nhẹ.
Với việc hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề do các biện pháp phong tỏa được áp đặt từ tháng 4 đến hết tháng 5 vừa qua, kinh tế Nhật Bản được dự báo sẽ suy giảm 21,3% trong quý II, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp rơi vào suy thoái.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dự báo sẽ phục hồi 8% trong quý III và 5,4% trong quý cuối cùng của năm.
Tính trong tài khóa 2020, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được dự báo sẽ giảm 5,2% trước khi phục hồi lên mức 3,2% trong năm 2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản có thể nới lỏng lệnh cấm nhập cảnh với hành khách từ 4 quốc gia
19:26' - 11/06/2020
Số lượng hành khách được phép nhập cảnh vào Nhật Bản từ Australia, New Zealand, Việt Nam và Thái Lan - những nước đã kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19 - dự kiến có thể lên tới 250 người/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Nhật Bản thông qua gói ngân sách bổ sung thứ hai cho tài khóa 2020
13:57' - 10/06/2020
Ngày 10/6, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua gói ngân sách bổ sung thứ hai cho tài khóa 2020, và đây là gói ngân sách bổ sung lớn nhất từ trước đến nay nhằm đối phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp trụ lại sau đại dịch COVID-19
14:45' - 08/06/2020
Điều quan trọng nhất hiện nay của Nhật Bản là bảo vệ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp trụ lại trong giai đoạn dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đồng NDT Trung Quốc chạm mức thấp mới
13:16'
Đồng NDT Trung Quốc tiếp tục suy yếu so với đồng USD, chạm mức thấp mới trong 19 tháng vào phiên 9/4.
-
Tài chính
Trung Quốc công bố loạt chính sách lớn hỗ trợ thị trường vốn
07:54'
Trong bối cảnh tâm lý thị trường tài chính, chứng khoán dao động, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc đã thông báo các biện pháp hỗ trợ thị trường vốn, góp phần ổn định thị trường.
-
Tài chính
Dự trữ vàng của Nga tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 25 năm
07:30'
Ngân hàng trung ương Nga cũng báo cáo rằng tổng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga đã tăng 15 tỷ USD, hay 2,4%, lên 647,4 tỷ USD vào tháng 3.
-
Tài chính
Cuba xem xét sửa đổi cơ chế tỷ giá và quản lý ngoại tệ
09:55' - 08/04/2025
Chính phủ Cuba đang soạn thảo nghị quyết về cơ chế mới trong “quản lý, kiểm soát và phân bổ ngoại tệ”, đồng thời nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hệ thống tỷ giá hiện hành.
-
Tài chính
New Zealand tăng mạnh ngân sách quốc phòng
09:14' - 08/04/2025
Thủ tướng New Zealand, ông Christopher Luxon, thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 9 tỷ NZD (tương đương 5 tỷ USD) trong 4 năm tới.
-
Tài chính
Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?
08:03' - 07/04/2025
Trong tháng Ba, đồng USD dao động gần mức "đáy" của 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa lúc thị trường hoang mang trước những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Trump.
-
Tài chính
Sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa
18:05' - 06/04/2025
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu thực trạng, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý để hoàn thiện khung khổ pháp lý xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa.
-
Tài chính
Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 19% trong 3 tháng đầu năm
15:16' - 06/04/2025
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
-
Tài chính
Hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử
09:58' - 06/04/2025
Cục Thuế, Bộ Tài chính đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử, , kinh doanh trên nền tảng số.