“Kỳ lân” công nghệ VNG lọt danh sách 10 công ty châu Á đáng lưu tâm của Nikkei
Trong bài giới thiệu về 10 công ty này, Nikkei Asia nhấn mạnh “sau một năm đầy biến động của xung đột, lạm phát và đại dịch kéo dài, các công ty châu Á đã nổi lên với mục tiêu làm rung chuyển thị trường trong và ngoài nước vào năm 2023”.
Nikkei Asia cũng liệt kê 10 công ty châu Á “mà bạn có thể mong chờ được nghe nhiều hơn trong năm tới”.
Các công ty này gồm: hãng chế tạo xe điện BYD của Trung Quốc, tập đoàn than khoáng sản Indika Energy của Indonesia, Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC), nhà sản xuất chip Rohm của Nhật Bản, Công ty Cổ phần VNG của Việt Nam, công ty khởi nghiệp Aqumon có trụ sở ở Hong Kong (Trung Quốc), công ty vaccine Serum Institute of India (SII) của Ấn Độ, nền tảng truyền thông xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc, nhà sản xuất chip lớn thứ 3 thế giới United Microelectronics Corp. (UMC) của Đài Loan (Trung Quốc), và hãng sản xuất ô tô Nidec của Nhật Bản.
Theo Nikkei Asia, Công ty Cổ phần VNG - “kỳ lân” công nghệ đầu tiên của Việt Nam - đã nổi lên như một trong những công ty được theo dõi nhiều nhất ở Việt Nam và có thể sẽ tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay.
VNG đã đăng ký giao dịch một phần cổ phiếu của mình trên một sàn giao dịch dành cho các công ty chưa niêm yết ở Việt Nam - một động thái thường được các công ty sử dụng để kiểm tra phản ứng của thị trường chứng khoán trước khi IPO chính thức. VNG cũng được cho là đang để mắt đến việc niêm yết tại Mỹ.
Công ty khởi nghiệp được tập đoàn Tencent (Trung Quốc) hậu thuẫn này đã trở thành một trong những ngôi sao công nghệ đang lên ở Đông Nam Á, cung cấp các dịch vụ từ trò chơi, hệ thống nhắn tin và thanh toán di động cho đến các trợ lý giọng nói sử dụng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. Được thành lập vào năm 2004 bởi ông Lê Hồng Minh, một người đã từng được đào tạo ở Australia, VNG khởi đầu là một nhà phát triển và phát hành trò chơi trực tuyến có tên là Vinagame.Sau đó, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh này sang các thị trường châu Á khác, nơi VNG phải cạnh tranh với các đối thủ như Sea có trụ sở tại Singapore. Với người dùng tại hơn 130 quốc gia, VNG đặt mục tiêu đạt 320 triệu khách hàng trên toàn cầu vào năm 2023.
VNG đang mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác, trong đó đáng chú ý nhất là sự ra mắt của ứng dụng nhắn tin Zalo vào năm 2012. Dịch vụ này đã vượt qua Facebook Messenger của Meta tại Việt Nam vào năm 2020 và hiện có hơn 74 triệu người dùng tại thị trường trong nước, nơi ứng dụng này được sử dụng để trò chuyện, mua sắm, gửi tiền và thanh toán hóa đơn. Theo Nikkei Asia, hiện nay, VNG đang muốn đẩy nhanh việc mở rộng hoạt động ra quốc tế, và việc ra mắt thị trường Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực này./.- Từ khóa :
- vng
- Kỳ lân công nghệ VNG
- công nghệ
- kỳ lân công nghệ
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
“Cái bắt tay” kỳ vọng gà đẻ trứng vàng của trùm trứng Ba Huân
16:00' - 31/12/2022
Ba Huân hiện có đội ngũ kế thừa là thế hệ trẻ. Thị trường thay đổi, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi nên doanh nghiệp phải số hóa để bắt kịp với xu thế.
-
Phân tích doanh nghiệp
Raymond và kỳ vọng “trở mình” hậu COVID-19
10:00' - 31/12/2022
Các nhà phân tích nhất trí rằng các hoạt động kinh doanh của Raymond đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch do chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên.
-
Phân tích doanh nghiệp
Baemin: "Lên đỉnh" nhờ những cú chạm cảm xúc
10:30' - 24/12/2022
Chỉ sau 3 năm "chào sân", kỳ lân Hàn Quốc Baemin từ một ứng dụng "sinh sau đẻ muộn" nay đã có chỗ đứng tương đối vững chắc tại thị trường Việt Nam.
-
Phân tích doanh nghiệp
Daiso: Thành danh vì một chữ “lười”
09:30' - 17/12/2022
Daiso Industries đã thu hút được nhiều khách hàng ở Nhật Bản trong thời kỳ giảm phát kéo dài hàng thập niên khiến các cửa hàng của họ trở thành nơi cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhiều người.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22'
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46'
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.