Kỷ nguyên mới cho năng lượng tái tạo
Việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn nhiên liệu hóa thạch vào cuối thế kỷ XX đã khiến trữ lượng các nhiên liệu này giảm xuống mức báo động, góp phần làm trầm trọng thêm hiện tượng ấm lên trên toàn cầu.
Báo cáo Nguy cơ Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay cũng đã đặt nguy cơ biến đổi khí hậu lên vị trí đầu bảng trong số 29 nguy cơ đối với toàn cầu dựa trên hai tiêu chí khả năng tác động và khả năng xảy ra.
Trước tình hình trên, hơn bao giờ hết, năng lượng tái tạo đang dần khẳng định được tầm quan trọng của mình so với các nguồn năng lượng truyền thống khác như khí đốt, dầu mỏ, than đá và hạt nhân trong công cuộc giúp con người giảm thiểu tác động tiêu cực tới “Mẹ Thiên nhiên”.
Theo số liệu mới nhất của Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo thế kỷ 21 (REN21), tính đến cuối năm 2014, năng lượng tái tạo chiếm 22,8% sản lượng điện toàn cầu, trong đó thủy điện chiếm 16,6%, phong điện đóng góp 3,1%, nhiên liệu sinh học 1,8%...
Năm 2015 lần đầu tiên đầu tư vào năng lượng tái tạo (trừ thủy điện) tại các nước đang phát triển đã vượt các nước phát triển. Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil cam kết đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo với tổng số vốn lên tới 156 tỷ USD trong năm 2015, tăng 19% so với một năm trước đó.
Trong khi đó, lượng vốn cam kết từ các nền kinh tế phát triển trong thời gian này chỉ ở mức 130 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2014. Năm 2015 cũng là năm ghi nhận lượng vốn đầu tư lớn kỷ lục trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo trên quy mô toàn cầu với 285,9 tỷ USD, tăng 5% so với một năm trước đó.
Nguồn năng lượng tái tạo thời gian tới được dự đoán sẽ tăng mạnh, ước tính khoảng 6,4%/năm từ nay cho đến năm 2035. Mỗi quốc gia sẽ chọn cho mình một hướng phát triển năng lượng tái tạo riêng, dựa trên điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.
Các xu hướng chính tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay trước tiên phải kể đến năng lượng gió – được coi là nguồn năng lượng tái tạo có chi phí rẻ nhất tính đến nay. Hiện quy mô phát triển các dự án năng lượng gió đang được mở rộng trên toàn thế giới.
Các thị trường trước kia chưa từng “ngó ngàng” tới nguồn năng lượng này giờ cũng đã bắt đầu quan tâm đến phong điện, trong đó phải kể đến châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Châu Á trong nhiều năm gần đây vẫn luôn là thị trường lớn nhất đối với loại năng lượng này và Mỹ là quốc gia sản xuất năng lượng gió lớn nhất hành tinh.
Trong khi đó, điện Mặt trời đang có bước chuyển mình khi chi phí sản xuất năng lượng này sụt giảm. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ hiện là ba nước đóng góp nhiều nhất vào công suất phát điện mới của hệ thống đã được lắp đặt trên toàn thế giới. Thị trường Trung Đông hiện cũng bắt đầu tiếp cận với quang năng.
Trong khi đó, năng lượng địa nhiệt đã xuất hiện tại 19 quốc gia, và nhiều nhà máy mới vẫn tiếp tục được đưa vào hoạt động hàng năm.
Một xu hướng không thể không kể đến là nhiên liệu sinh học. Trong số các loại nhiên liệu này, ethanol từ ngũ cốc, từ mía và diesel sinh học đang là các loại nhiên liệu sinh học chính hiện nay.
Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobile mới đây dự đoán dầu mỏ vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính cho tới năm 2040. Tuy nhiên, trước đà phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo như hiện tại, dự đoán này có thể không còn chính xác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức kiềm chế tốc độ tăng quá nhanh của ngành năng lượng tái tạo
14:19' - 01/06/2016
Đức phải kiểm soát sản lượng của các nguồn "năng lượng xanh" nhằm tránh ảnh hưởng đến các ngành sản xuất năng lượng truyền thống, cũng như bảo vệ việc làm cho người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng tái tạo thu hút hơn 8,1 triệu lao động năm 2015
07:10' - 29/05/2016
Lĩnh vực năng lượng tái tạo toàn cầu sử dụng hơn 8,1 triệu lao động trong năm ngoái, tăng 5%, trong bối cảnh chi phí cho công nghệ giảm và chính sách năng lượng mang tính hỗ trợ hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo
15:24' - 09/05/2016
Quá trình thay đổi cơ cấu năng lượng sẽ giúp nâng tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện của Cuba từ mức 4% hiện tại lên mức 24% vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo
09:11' - 28/04/2016
Chính phủ Pháp vừa thông báo sẽ nâng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và sẽ trở thành quốc gia đầu tiên phát hành “trái phiếu xanh” để có ngân quỹ cho các dự án có lợi cho môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU tạm hoãn 90 ngày biện pháp đáp trả
20:37' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm hoãn triển khai các biện pháp đáp trả thuế quan đối với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ đạo điều tra hai cựu quan chức dưới thời nhiệm kỳ đầu
19:15' - 10/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ Tư pháp tiến hành điều tra đặc biệt đối với 2 cựu quan chức từng phục vụ trong chính quyền nhiệm kỳ đầu của ông.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoan nghênh quyết định hoãn áp thuế của Mỹ
17:24' - 10/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã hoan nghênh quyết định bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa từ nhiều đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Bắc Kinh nêu điều kiện đàm phán thương mại với Washington
17:20' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng đối thoại với Mỹ, song nhấn mạnh phải trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Bước "đảo chiều" cần thiết của Tổng thống Donald Trump
16:35' - 10/04/2025
Thị trường đã có phản ứng tích cực với động thái "đảo chiều" bất ngờ của Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với 75 đối tác thương mại
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiết lộ tiến trình đàm phán thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
14:58' - 10/04/2025
Ngày 9/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong tuần này, Kiev và Washington sẽ thảo luận về thỏa thuận khoáng sản, tập trung khía cạnh kỹ thuật và nền tảng cho thỏa thuận tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Biện pháp ứng phó tại một số nước châu Á
13:02' - 10/04/2025
Ngày 9/4, một số quốc gia châu Á đã có những động thái mới nhằm ứng phó với các biện pháp thuế quan của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu
12:59' - 10/04/2025
Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU thông qua các biện pháp trả đũa đầu tiên
12:59' - 10/04/2025
Ngày 9/4, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp đầu tiên đáp trả kế hoạch áp thuế trước đó của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.