Kỷ nguyên mới hậu Brexit của Anh tại châu Á
Khi giai đoạn chuyển tiếp của Brexit cận kề nước Anh và Singapore đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương.
Hiệp định này không những giúp duy trì dòng thương mại giữa hai quốc gia sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31/12/2020, mà còn giúp củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương và thúc đẩy chiến lược "Nước Anh toàn cầu" đầy tham vọng.
*Hiện thực hóa chiến lược “Nước Anh toàn cầu” tại châu Á Ngày 10/12/2020, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Elizabeth Truss đã cùng người đồng cấp Singapore ký FTA giữa hai nước trên cơ sở thỏa thuận đã có giữa EU và Singapore, đồng thời tuyên bố về việc khởi động tiến trình đàm phán Thỏa thuận Kinh tế Kỹ thuật số Anh - Singapore (DEA). Trong thông cáo của mình, Bộ trưởng Truss cho rằng FTA với Singapore có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của Vương quốc Anh với tư cách là một quốc gia thương mại độc lập.Hiệp định này không chỉ giúp ổn định dòng thương mại trị giá hàng tỷ bảng, mà còn mở đường cho quan hệ đối tác kỹ thuật số mới và việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giúp phát huy thế mạnh của Vương quốc Anh khi nước này trở thành trung tâm công nghệ và thương mại số với tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Đây là một phần quan trọng trong chiến lược Nước Anh toàn cầu – chiến lược nằm ở trung tâm mạng lưới các thỏa thuận với những quốc gia năng động trên khắp châu Á - Thái Bình Dương và châu Mỹ.
Singapore là đối tác thương mại lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á của Vương quốc Anh với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2019 đạt khoảng 17 tỷ bảng (22 tỷ USD).FTA song phương sẽ giúp xóa bỏ thuế quan, theo đó 84% hàng xuất khẩu của Singapore sang Anh sẽ có thuế suất bằng không từ ngày 1/1/2021 và phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế quan vào tháng 11/2024. Chiều ngược lại, 99% hàng xuất khẩu của Anh vào Singapore sẽ được miễn thuế.
Bên cạnh đó, Hiệp định cũng cho phép hai nước tiếp cận thị trường dịch vụ của nhau và cắt giảm các hàng rào phi thuế quan đối với hàng điện tử, xe hơi và linh kiện xe hơi, dược phẩm và thiết bị y tế cũng như năng lượng tái tạo. Vương quốc Anh và Singapore đều là các nền kinh tế số hàng đầu thế giới. Vương quốc Anh cũng là một trong những nước xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2019 đạt 207 tỷ bảng, trong đó 3,2 tỷ bảng là sang thị trường Singapore với 70% là thông qua nền tảng số. Do đó, FTA song phương sẽ bảo đảm những lợi ích cho các công ty công nghệ tài chính của Anh tại Singapore, quốc gia vừa nhất trí trong năm 2021 sẽ xem xét việc nâng hạn mức thanh toán ví điện tử - vấn đề có ảnh hưởng đến các công ty của Anh hoạt động tại Singapore, cũng như thảo luận về khả năng cho các công ty Anh đăng ký làm các ngân hàng số quy mô lớn tại Singapore.Như một phần của thỏa thuận, các ngân hàng bán lẻ của Anh đang hoạt động tại Singapore cũng được phép mở thêm các điểm dịch vụ khách hàng.
Một điểm cộng cho FTA này sẽ là sự tiếp nối của các nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ được áp dụng theo FTA EU-Singapore hiện nay.Điều này có nghĩa là nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ các doanh nghiệp Anh đặt trụ sở tại Singapore, từ các nước thành viên khác của ASEAN, sẽ được coi là nguyên liệu trong nước để quyết định nguồn gốc của sản phẩm cuối cùng là được sản xuất ở Singapore.
Đây là một vấn đề quan trọng vì tỷ lệ cao các sản phẩm của Singapore, trong đó có thiết bị y tế và đồ điện tử, có những linh kiện được sản xuất ở các quốc gia khác trong ASEAN.Hay nói theo cách khác, nguyên liệu đầu vào từ khắp khu vực Đông Nam Á cho các loại ngành này nhưng được lắp ráp ở Singapore sẽ được hưởng cơ chế thuế quan bằng 0 của Singapore. Điều đó sẽ giúp các sản phẩm này trở nên rất cạnh tranh về giá cả.
Ngoài lĩnh vực kinh tế và thương mại, FTA Anh - Singapore cũng sẽ góp phần củng cố, làm sâu sắc thêm mối quan hệ ngoại giao, quốc phòng giữa hai nước và qua đó thúc đẩy việc thực hiện chiến lược "Nước Anh toàn cầu" của Vương quốc Anh. Mục tiêu của chiến lược "Nước Anh toàn cầu" là nhằm củng cố, tăng cường sự hiện diện, vị thế và ảnh hưởng của Vương quốc Anh trên phạm vi toàn cầu sau khi nước này ra khỏi EU.Trong khi châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng, đang là khu vực phát triển năng động và là động lực cho sự phát triển toàn cầu.
* Tham vọng gia nhập CPTPPNgoài việc giúp duy trì và thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hậu Brexit, FTA với Singapore cùng FTA với Việt Nam, cũng giúp Vương quốc Anh tiếp cận thị trường rộng lớn của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đánh dấu một bước tiến nữa đối với việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP.
CPTPP là một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, đặt ra các quy tắc hiện đại trong các lĩnh vực như dịch vụ kỹ thuật số, dịch vụ tài chính, dịch vụ chuyên môn và dịch vụ doanh nghiệp – những lĩnh vực vốn là thế mạnh của Vương quốc Anh.Việc tham gia CPTPP có thể giúp biến Vương quốc Anh thành một trung tâm mang tính toàn cầu cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư muốn giao thương với phần còn lại của thế giới. Do đó, Vương quốc Anh đã thể hiện mong muốn tham gia CPTPP.
Trong hơn một năm qua, Vương quốc Anh đã ký 29 thỏa thuận thương mại với 58 quốc gia và có tổng kim ngạch thương mại với Anh trong năm 2019 là 205 tỷ bảng. Đáng chú ý, trong số đó có 6 thỏa thuận song phương và 1 thỏa thuận đa phương với các quốc gia là thành viên sáng lập CPTTP. Tháng 5/2019, Anh đã ký thỏa thuận thương mại với Cộng đồng Andrean gồm Colombia, Ecuador và Peru – một thành viên sáng của CPTPP.Tháng 10/2020, Anh đã đạt được FTA với Nhật Bản – quốc gia đã đứng ra dẫn dắt CPTPP sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận tiền thân của CPTPP.
Trong tháng 11/2020, Anh ký FTA với 2 thành viên khác của CPTPP là Canada và Chile. Tiếp đến, trong tháng 12/2020, Vương quốc Anh ký các thỏa thuận thương mại song phương với Singapore, Mexico và Việt Nam.
Với việc đạt được thỏa thuận thương mại song phương và đa phương với quá nửa số thành viên CPTPP, Vương quốc Anh đã có những bước tiến trong việc trở thành thành viên của CPTPP và trong việc thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của chính phủ nước này là, trong 3 năm, ký FTA với các nước chiếm 80% tổng kim ngạch thương mại của quốc đảo sương mù này. FTA giữa Anh và Singapore làm cho cán cân toàn cầu nghiêng hơn nữa về thương mại và đầu tư mở, tự do và dựa trên luật lệ, đồng thời mở ra một làn sóng mới những cơ hội thương mại hai chiều giữa hai quốc gia dựa vào thương mại này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định UKVFTA: Kỳ vọng rộng mở cho nông sản Việt sang Vương quốc Anh
14:49' - 31/12/2020
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) vừa ký kết được kỳ vọng cho con đường xuất khẩu nông sản sang thị trường này tiếp tục mở rộng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
FTA Anh - Nhật có hiệu lực từ ngày 1/1/2021
10:31' - 31/12/2020
Nhật Bản và Anh ký FTA song phương hồi tháng 10 để duy trì các hoạt động giao thương sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) từ đêm 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
FTA Anh - Singapore: Triển vọng mới cho hành lang thương mại song phương
06:30' - 16/12/2020
Anh đang bắt tay vào một loạt thỏa thuận của riêng mình với các đối tác thương mại then chốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thép “hết thời”, năng lượng xanh mở ra siêu chu kỳ hàng hóa mới
16:32'
Siêu chu kỳ hàng hóa của Trung Quốc, từng được thúc đẩy bởi nhu cầu thép khổng lồ cho ngành xây dựng, đã chính thức khép lại.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ siết chặt chính sách thương mại
15:35'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động khi tuyên bố cân nhắc áp thuế nhập khẩu 10% lên hàng hóa Trung Quốc và tiếp tục cảnh báo khả năng áp thuế 25% với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Toàn cảnh thị trường trong 24 giờ đầu nhiệm kỳ của ông Trump
14:42'
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã tạo ra một làn sóng phản ứng trái chiều trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico công bố chính sách ưu đãi cho mục tiêu thu hút 100 tỷ USD vốn FDI
12:20'
Sắc lệnh trên là một phần trong kế hoạch quốc gia "Mexico Plan" mà Tổng thống Claudia tuyên bố hôm 14/1 nhằm đưa Mexico trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Moody's: Mexico bị ảnh hưởng nặng nhất bởi chính sách thuế mới của Mỹ
11:05'
Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's, Mexico là quốc gia Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách áp thuế mới của Mỹ, khiến nền kinh tế nước này chỉ đạt tăng trưởng 0,6% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đón những công dân đầu tiên bị Mỹ trục xuất
10:35'
Theo kế hoạch, Chính phủ Mexico sẽ tiến hành sàng lọc những người di cư nước ngoài bị Mỹ trục xuất về Mexico trước khi đưa về thủ đô Mexico City lưu trú tạm thời để chờ làm thủ tục hồi hương.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tụt hậu trong cuộc cạnh tranh xe tự hành với Mỹ và Trung Quốc
10:32'
Hàn Quốc đang xuất hiện tâm lý lo ngại khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường xe tự hành toàn cầu có thể bị tụt hậu do các quy định bảo thủ và thiếu hụt nguồn lực về tài chính và nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà xuất khẩu Đức dự kiến doanh số bán hàng tiếp tục giảm
08:14'
Kim ngạch xuất khẩu của Đức dự kiến sẽ giảm 2,7%, chưa tính tới khả năng xung đột thương mại với Mỹ dưới thời của Tổng thống mới Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu khả năng áp thuế hàng hóa Trung Quốc từ 1/2
07:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu, đồng thời cảnh báo khả năng áp thêm 10% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sớm nhất từ ngày 1/2.