Kỳ vọng đối với chiến lược mới của Đức về châu Phi
Các bộ của Chính phủ Đức đã đưa ra một loạt khái niệm khác nhau và trong đó có nhiều ngộ nhận về năng lực. Mới đây, hướng dẫn mới về chính sách châu Phi của Đức đã được đưa ra thảo luận.
Năm 2014, khi Chính phủ Liên bang Đức đưa ra chính sách đối với châu Phi, châu lục này vẫn chưa nằm trong trọng tâm của chính sách đối ngoại Đức bởi Nội các lúc đó của Thủ tướng Angela Merkel có những ưu tiên khác, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Thực tế đó dường như đã thay đổi, ít nhất dựa trên những tuyên bố: Châu Phi là trọng tâm trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2017 của Đức, trong đó các nhà lãnh đạo châu Phi đã có hai chuyến thăm tới Berlin để đàm phán và đưa ra các chiến lược hợp tác đa dạng, mạnh mẽ hơn.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định: “Các hướng dẫn mới cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Phi và sự gắn kết ngày càng sâu rộng của Đức đối với châu lục”.
Các Bộ của Chính phủ Đức phải mất một năm để thảo luận về hướng dẫn chính sách châu Phi mới. Chính phủ Đức đã phê duyệt kế hoạch này, chấm dứt sự hỗn loạn giữa các cơ quan thuộc chính phủ.
Trước đây, thay vì phối hợp trong việc xây dựng chính sách về châu Phi, các Bộ của Đức chịu trách nhiệm về chính sách đối với châu Phi đã hoạt động tương đối độc lập: Bộ Tài chính với “Thỏa thuận với châu Phi”, Bộ Phát triển với “Kế hoạch Marshall cho châu Phi” và Bộ Kinh tế với sáng kiến “Pro!Afrika”. Đây chỉ là những kế hoạch quan trọng nhất trong nhiều kế hoạch được đưa ra.
Robert Kappel, nhà kinh tế phát triển thuộc Đại học Leipzig, cho biết: “Trong 3 năm qua, các Bộ đã đưa ra 8 văn bản chính sách về châu Phi”. Ngay cả Bộ Giáo dục hiện cũng có riêng chiến lược châu Phi của mình. Đánh giá về các văn bản chính sách riêng rẽ đối với châu Phi của các bộ, Ngoại trưởng Maas cho rằng: “Những gì còn thiếu là một khái niệm chung cũng như một loạt các ưu tiên rõ ràng”.
Liệu chiến lược mới về châu Phi của Đức có tạo ra bước nhảy vọt về chất? Đại diện phụ trách châu Phi của Bộ Ngoại giao Đức Robert Dolger đánh giá: “Chúng ta cần phát triển chính sách châu Phi mang tính gắn kết.
Một trong những mục tiêu của hướng dẫn mới ban hành là để thiết lập sự gắn kết này”. Về mặt hình thức, hướng dẫn mới nhóm sự can dự của Đức tại châu Phi vào 5 lĩnh vực chính: xây dựng hòa bình, phát triển, di cư, hợp tác với các đối tác châu Phi và tăng cường hợp tác với xã hội dân sự.
Đánh giá về chiến lược mới đối với châu Phi của Đức, nhà kinh tế Robert Kappel cho biết “vẫn chưa có dấu hiệu về bất kỳ tiến bộ thực sự nào. Tài liệu này mới bắt nhịp được phần nào với nhiều khái niệm chính trị khác nhau về châu Phi”.
Tuy nhiên, hướng dẫn đã đưa ra một số cách tiếp cận mới. Văn bản mới ban hành cho thấy rõ rằng Chính phủ Liên bang Đức không còn coi châu Phi hoàn toàn chỉ là đối tượng nhận viện trợ. Quan hệ đối tác Đức-châu Phi được nhấn mạnh nhiều lần.
Chính phủ Đức đã cam kết sẽ định hướng sự tham gia của nước này vào Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi (AU) - kế hoạch chi tiết về sự phát triển kinh tế và xã hội của châu Phi do chính phủ các nước châu Phi ban hành.
Chính phủ Đức cũng cam kết sẽ tăng cường hợp tác với AU và các nước châu Phi riêng rẽ, chẳng hạn như trong các lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, thương mại và giải quyết xung đột quốc tế. Đó là dấu hiệu cho thấy Đức công nhận ảnh hưởng ngày càng tăng của châu Phi trên thế giới. Lần đầu tiên, Chính phủ Đức cho thấy sẵn sàng xem xét lại quá khứ thuộc địa của Đức ở châu Phi, song nước này không hề công bố thông tin chi tiết.
Phát ngôn viên của đảng Xanh Uwe Kekeritz tại Quốc hội Đức đánh giá: “Đó là dấu hiệu tích cực cho thấy ngoài cái nhìn sâu sắc về việc châu Phi cần được thực sự coi trọng như một thực thể trên diễn đàn quốc tế, các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và di sản thuộc địa cũng được đề cập trong văn bản mới”.
Kekeritz cũng cho rằng nhiều tuyên bố trong tài liệu mới chưa đưa ra đủ các chi tiết cần thiết: “Chính phủ Liên bang đã không rút ra được bài học chính xác từ chính sách thương mại sai lầm vốn gây hại cho môi trường. Nhiệm vụ bảo vệ khí hậu Trái Đất được đề cập chỉ trong một vài dòng. Việc tập trung vào các đối tác cải cách khiến các nước kém phát triển nhất có nguy cơ bị bỏ qua”.
Chiến lược mới sẽ được đánh giá dựa trên tỷ lệ các nhiệm vụ đề cập được triển khai trong thực tiễn. Giai đoạn cuối của Năm châu Phi 2017, các nhà phê bình đã chỉ ra rằng phần lớn các cam kết của Đức đối với châu Phi chỉ là những dự định.
Quỹ trị giá hàng tỷ USD nhằm tăng cường đầu tư của các công ty Đức vào châu Phi hiện vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Dự luật đầu tư phát triển với cùng mục tiêu như trên vẫn đang “nằm trong ngăn kéo”.
Chuyên gia về châu Phi của đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) Christoph Hoffmann cho rằng: “Các hướng dẫn chính sách mới của châu Phi là những tuyên bố hay, giống như ‘Kế hoạch Marshall’ hay ‘Thỏa thuận với châu Phi’. Những hy vọng viển vông đang được nuôi dưỡng và dư luận đang được xoa dịu. Đã đến lúc phải hành động.”
Tuy nhiên, nhà kinh tế Robert Kappel khuyến nghị không nên kỳ vọng quá nhiều: “Với chính sách châu Phi của Đức, chúng ta không thể tự nhiên bảo đảm được sự hòa bình ở châu Phi, chúng ta không thể ngay lập tức tạo ra tăng trưởng và việc làm. Chúng ta đã tạo ra một số ảo tưởng và nếu chúng ta không thực tế, chính sách mới về châu Phi theo hướng đó sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Công dân Anh được phép ở lại Đức nếu Brexit không thỏa thuận
07:29' - 01/04/2019
Đức có kế hoạch cho phép các công dân Anh và gia đình của họ ở lại ngay cả khi Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận về mối quan hệ song phương trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều cửa hàng sập tiệm khi "đám mây u ám" Brexit đến Đức
17:45' - 31/03/2019
Một số cửa hàng tại Đức bán sản phẩm có xuất xứ từ Anh đã sập tiệm bởi những tác động của Brexit.
-
Chuyển động DN
Xe điện thông minh do Đức và Trung Quốc hợp tác sẽ xuất xưởng năm 2022
19:38' - 28/03/2019
Ngày 28/3, hai tập đoàn chế tạo ô tô Daimler của Đức và Geely của Trung Quốc đã thông báo kế hoạch hợp tác để phát triển dòng xe điện Smart thế hệ mới tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức chi 50 tỉ euro nâng cấp mạng lưới đường sắt
07:56' - 25/03/2019
Tờ Bild (Hình ảnh) của Đức số ra ngày 24/3 đưa tin chính phủ nước này muốn chi khoảng 50 tỉ euro (tương đương 57 tỉ USD) để nâng cấp mạng lưới đường sắt quốc gia trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Thế giới
Đức phê chuẩn Dự thảo ngân sách 2020 và kế hoạch tài chính 2023
08:24' - 21/03/2019
Ngày 20/3, Chính phủ Đức đã phê chuẩn dự thảo ngân sách năm 2020 và kế hoạch tài chính đến năm 2023 do Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz đệ trình, trong đó đề nghị tăng chi tiêu 1,7%.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Đức trước áp lực thuế quan từ Mỹ
05:30' - 20/03/2019
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét thuế quan đối với ô tô nhập khẩu, với lý do lo ngại an ninh quốc gia.
-
DN cần biết
Đức mở phiên đấu thầu dự án phát triển mạng 5g
16:10' - 19/03/2019
Ngày 19/3, Đức mở phiên đấu thầu dự án phát triển mạng không dây thế hệ mới 5G trong bối cảnh nước này và Mỹ đang tranh cãi về an ninh liên quan đến Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.