Lá chắn bảo vệ chính quyền Triều Tiên
Đây là bình luận của Mark Gollom - phóng viên chuyên phân tích tình hình chính trị Mỹ và Canada - được đăng trên mục bình luận của CBC News.
Phóng viên Mark Gollom trích dẫn phát biểu của ông William Tobey - một chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ, người từng tham gia các cuộc đàm phán sáu bên trước đây về vấn đề hạt nhân Triều Tiên - cho rằng bất cứ ai tuyên bố hoàn toàn hiểu động cơ phát triển vũ khí hạt nhân của Chính quyền Triều Tiên mà không sống ở Bình Nhưỡng thì có lẽ họ chỉ đang đưa ra những lời suy đoán.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng ưu tiên hàng đầu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là tự vệ. Đối với ông Kim Jong-un, vũ khí hạt nhân và tên lửa chính là bảo bối để ngăn chặn những nỗ lực của Mỹ nhằm lật đổ chế độ Bình Nhưỡng. Chính phủ Triều Tiên từng công khai tuyên bố “hạt nhân là thanh kiếm báu” bảo vệ chế độ.
Trong một bình luận hồi tháng 1/2016, Hãng Thông tấn Triều Tiên (KCNA) nhấn mạnh: “Lịch sử đã chứng minh rằng sự răn đe hạt nhân mạnh mẽ có tác dụng như một thanh gươm, phá hủy cuộc xâm lăng của các thế lực bên ngoài”.
Theo Mark Gollom, tuyên bố của Triều Tiên xuất phát từ mối lo ngại rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ có số phận như Saddam Hussein của Iraq và Moammar Gadhafi của Libya, đất nước Triều Tiên cũng không thể “thoát khỏi số phận bị hủy diệt sau khi bị tước đoạt nền tảng hạt nhân và bỏ các chương trình phát triển tên lửa”. Những đợt thử tên lửa và chương trình hạt nhân mới nhất của Triều Tiên gần đây đã gây ra một cuộc khẩu chiến giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bình Nhưỡng. Ông Trump thề sẽ tấn công Triều Tiên bằng “bão lửa và cơn thịnh nộ” mà thế giới chưa từng thấy nếu Bình Nhưỡng tiếp tục gây hấn, trong khi Triều Tiên đe doạ tấn công vùng lãnh thổ Guam của Mỹ. Tuyên bố của Tổng thống Trump cho thấy sự thất bại của Mỹ trong một cuộc chiến với Triều Tiên, có thể được coi là tai nạn và tính toán nhầm hơn là giải pháp mà Mỹ lựa chọn để ngăn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.Tom Collina - Giám đốc chính sách tại Plowshares Fund, một cơ quan chuyên trách về giảm thiểu nguy cơ vũ khí hạt nhân - nhận xét rằng Triều Tiên sẽ không tấn công phủ đầu Mỹ bởi vì họ biết làm như vậy sẽ là tự sát, kết thúc chế độ. “Quy tắc đầu tiên của Triều đại Kim là bảo vệ Triều đại Kim và quy tắc thứ hai của Triều đại Kim cũng vẫn là bảo vệ Triều đại Kim”, Tom Collina nói.Cùng quan điểm, ông William Tobey cho rằng Triều Tiên là một quốc gia nhỏ bé với một nền kinh tế nhỏ bé. Họ biết rằng chế độ sẽ kết thúc nếu họ triển khai bất cứ vũ khí nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu Triều Tiên thực sự tin rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra, họ sẽ khởi động cuộc tấn công vì họ không còn gì để mất.Đánh giá được sát tình hình ở Triều Tiên thực sự là một điều hết sức khó khăn. Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), sự phát triển vũ khí hiện nay của Bình Nhưỡng góp phần không nhỏ vào quá trình đầu tư và sản xuất cũng như thúc đẩy tăng trưởng GDP của nước này dù rằng "khoảng cách" so với Hàn Quốc về kinh tế vẫn là "rất lớn".Tuy nhiên, dường như bản năng sinh tồn, chứ không phải những tính toán về kinh tế, là cơ sở để ông Kim Jong-un đưa ra những quyết định của riêng mình.
Giáo sư Kim Byung-yeon, chuyên nghiên cứu về vấn đề kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Seoul, đã viết trong cuốn sách mới xuất bản "Unveiling the North Korean Economy" (tạm dịch: Tiết lộ về nền kinh tế Triều Tiên): "Nếu ông Kim Jong-un ngừng thử hạt nhân và tên lửa chỉ vì các lệnh trừng phạt thì điều đó có thể làm lộ điểm yếu của ông ấy. Có thể ông ấy nghĩ rằng mình cần phát triển nhiều vũ khí hơn nữa sau khi bị hứng chịu các lệnh trừng phạt".
Rajiv Biswas, Kinh tế trưởng chuyên nghiên cứu về khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại tổ chức IHS Markit ở Singapore cho rằng "sự suy thoái nghiêm trọng" trong năm nay do các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp khai thác mỏ và chế tạo sẽ khiến Triều Tiên mất đi 33% thu nhập. Tuy nhiên, bất chấp những thiệt hại về kinh tế và con người nói trên, các biện pháp trừng phạt mới dường như không có tác dụng trong việc làm tiêu tan tham vọng phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.Thực tế cho thấy ông Kim Jong-un sở hữu một mạng lưới các kênh bất hợp pháp để "né" các lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt mới (theo Nghị quyết 2371 của Hội đồng Bảo an LHQ) lại "bỏ qua" yếu tố mang tính sống còn của Bình Nhưỡng là dầu lửa. Dennis Wilder, cựu Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Chính quyền George W. Bush, nói rằng "Triều Tiên hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dầu lửa của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh cắt nguồn cung này thì các loại máy bay của Triều Tiên sẽ phải 'đắp chiếu' và hệ thống điện cũng sẽ bị tê liệt".Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Triều Tiên ở Seoul nói rằng: "Trung Quốc đã cho Triều Tiên một con đường sống". Còn theo Henri Feron, thuộc Trung tâm nghiên cứu luật Hàn Quốc thuộc Đại học Columbia, cho dù Trung Quốc có thực thi một cách đầy đủ các lệnh trừng phạt thì Triều Tiên vẫn có đủ khả năng để "né" chúng. Bởi mặt hàng hải sản của Triều Tiên là một ví dụ, mặc dù bị cấm nhưng chúng vẫn được bán trên thị trường thế giới và được cho là "có xuất xứ từ Trung Quốc". Ông Feron nói thêm rằng việc ngăn chặn các doanh nhân và công nhân Triều Tiên ở nước ngoài là rất không khả thi do gặp khó khăn trong việc giám sát họ. Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và LHQ, Triều Tiên có nguồn thu ngoại tệ chủ yếu từ việc bán vũ khí, thuốc tân dược, hoạt động của khoảng 100 nhà hàng ở 12 quốc gia trên thế giới và nguồn lương của khoảng 60.000 công dân đang lao động và làm việc ở 50 quốc gia khác.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản phong tỏa tài sản nhiều công ty nước ngoài liên quan tới Triều Tiên
09:31' - 25/08/2017
Nhật Bản đã quyết định gia tăng sức ép đối với Triều Tiên thông qua việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương mới nhằm vào 6 công ty và 2 cá nhân của Trung Quốc và Namibia.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên công bố hình ảnh thiết kế tên lửa mới
14:40' - 23/08/2017
Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 23/8 đã công bố những ảnh có biểu đồ dường như là những thiết kế của một hoặc có thể là hai tên lửa mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sẽ không mở lại khu công nghiệp chung với Triều Tiên
10:11' - 23/08/2017
Hàn Quốc không xem xét khả năng mở lại khu công nghiệp chung với Triều Tiên ở thành phố Kaesong, nằm ở phía Bắc đường biên giới giữa hai miền Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên sẽ nâng cao khả năng răn đe hạt nhân nếu bị đe doạ quân sự
09:03' - 23/08/2017
Phái viên Triều Tiên Ju Yong Chol ngày 22/8 tuyên bố sức ép và mối đe dọa quân sự của Mỹ chỉ càng thúc đẩy Triều Tiên phát triển hơn nữa khả năng răn đe hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.