Lai Châu: Xem xét sửa đổi cơ chế quản lý vùng nguyên liệu chè
Tại phiên chất và trả lời chất vấn trong kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIV diễn ra ngày 23/7, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi chất vấn, trong đó nổi lên vấn đề liên quan đến việc tranh mua, tranh bán vùng nguyên liệu chè.
Theo đại biểu Nguyễn Xuân Thức – Tổ đại biểu thành phố Lai Châu, cây chè đang được tỉnh Lai Châu xác định là sản phẩm chủ lực, đã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn.
Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 7.000 ha chè ở 6 huyện, thành phố; trên 10 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến đang hoạt động.
Đề án phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao đang phát huy hiệu quả thiết thực, tạo nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tham gia tích cực trong xóa đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện cơ sở thu mua, chế biến cạnh tranh không lành mạnh, trình trạng tranh mua chè búp tươi nguyên liệu, giá mua chưa có sự thống nhất, nơi cao, nơi thấp; liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu vai trò của nhà nước; việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng của người dân chưa triệt để, đang gây ảnh hưởng đến thương hiệu chè, đề án vùng chè tập trung chất lượng cao của tỉnh.
Trả lời chất vấn của đại biểu, ông Hà Văn Um - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết, thời gian qua, một số công ty, hợp tác xã chế biến chè mới được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (chưa được cấp có thẩm quyền chấp nhận chủ chương đầu tư, chưa được phân vùng nguyên liệu, không phải bỏ chi phí đầu tư cũng như hỗ trợ người dân tham gia liên kết như ứng trước phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không phải trả lãi) đã thu mua nguyên liệu, chế biến chè búp tươi trong vùng nguyên liệu đã được giao cho các công ty, hợp tác xã khác với giá mua cao hơn...
Vì vậy đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán và có sự chênh lệch về giá.
Mặt khác, một số doanh nghiệp được phân vùng nguyên liệu chè chưa ký kết hợp đồng với toàn bộ các hộ trong vùng nguyên liệu, dẫn đến tình trạng các hộ chưa ký hợp đồng có quyền bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác.
Cùng với đó, tỉnh chưa có chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên thiếu sự ràng buộc giữa doanh nghiệp và người dân, dẫn đến dễ phá vỡ hợp đồng. Một số hộ gia đình đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nên các doanh nghiệp không mua.
Có thời điểm do doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn nên chưa kịp thời trả kinh phí cho các hộ, dẫn đến hợp đồng của người dân trồng chè và công ty, doanh nghiệp thu mua thiếu bền vững, dễ bị các doanh nghiệp khác thuyết phục phá vỡ hợp đồng.
Để xảy ra tình trạng trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho rằng, trách nhiệm trước hết là chính quyền địa phương (cấp huyện, xã) chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong việc tuyên truyền, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với nông dân. Doanh nghiệp và người dân không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Các cơ quan chức năng và các địa phương chưa sâu sát, quyết liệt trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mới hoạt động (giấy phép xây dựng, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất kinh doanh hàng hóa...).
Các cơ quan chức năng chưa kịp thời tham mưu ban hành chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Về các giải pháp khắc phục trong thời gian tới, ông Hà Văn Um nhấn mạnh, Sở sẽ cùng các sở, ngành có liên quan và các địa phương tham mưu đề xuất giải quyết các kiến nghị của các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi cơ chế quản lý vùng nguyên liệu chè cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh (Theo Nghị định 98), được HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ nông dân trồng chè liên kết bền vững./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Lai Châu: Nóng tình trạng khai thác khoáng sản trái phép
13:57' - 23/07/2019
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIV tiếp tục diễn ra sáng 23/7 với phiên chất vấn và trải lời chất vấn, trong đó nổi bật là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu
13:11' - 22/07/2019
Sáng 22/7, HĐND tỉnh Lai Châu đã bỏ phiếu bầu ông Hà Trọng Hải, Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu.
-
Hàng hoá
Vùng chè chất lượng cao ở Lai Châu có nguy cơ mất thương hiệu
16:13' - 31/05/2019
Hiện có một số đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhảy vào vùng nguyên liệu cạnh tranh thu mua và sản xuất, dẫn đến nguy cơ mất vùng chè thương hiệu chất lượng cao của Lai Châu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Nhân lực chất lượng cao quyết định thành công của chuyển đổi xanh
15:37'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần tập trung nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực, am hiểu về chuyển đổi xanh và có khả năng quản trị rủi ro môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
14:50'
Tỉnh Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây theo Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 500 nghìn người
12:05'
Chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ nên năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua đã cải thiện đáng kể...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tăng sự tự chủ của các địa phương
11:57'
Việc sửa Luật thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ hợp tác giữa Quảng Tây (Trung Quốc) với các địa phương Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim
11:02'
Đối với Quảng Tây (Trung Quốc), Việt Nam được xem là đối tác gần gũi nhất, khi chỉ cần mở cửa là đã tiếp giáp. Trong triển khai hợp tác quốc tế, quốc gia đầu tiên Quảng Tây hướng đến cũng là Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới thành trung tâm giao thương quốc tế
10:37'
Chính sách thuế mới của Hoa Kỳ đang đặt ra nhiều thách thức cho Hải Phòng - trung tâm kinh tế và cảng biển quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời
10:23'
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:00'
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.