Làm gì để phát triển bền vững kinh tế biển?
Cùng với xu hướng chung của các quốc gia có biển trên thế giới, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước Việt Nam đã có định hướng chính sách rõ ràng, quyết tâm trở thành một quốc gia mạnh về phát triển kinh tế biển.
Tuy nhiên, để hướng tới sự phát triển bền vững kinh tế biển, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
BNEWS: Thưa ông, rõ ràng nước ta có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế biển, vậy Việt Nam đã có định hướng chính sách gì để huy động tối đa nguồn lực kinh tế biển?
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh: Chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020 đã thể hiện rất rõ quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Thứ nhất, Chiến lược chỉ rõ xây dựng Việt Nam thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu về biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của biển.
Phát triển toàn diện ngành nghề biển, tái cơ cấu ngành phong phú hiện đại tạo ra tốc độ tăng nhanh, bền vững hiệu quả và có tầm nhìn dài hạn.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế. Kết hợp phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo, vùng nội địa… theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba, khai thác mọi ngư trường để phát triển kinh tế biển trên tinh thần chủ động, phát huy nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
BNEWS:: Ông có thể đánh giá về quy mô cũng như vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế quốc dân?
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh: Hiện quy mô kinh tế biển trong GDP của Việt Nam còn thấp, chỉ khoảng 23% GDP. Tuy nhiên, dự kiến trong tương lai đóng góp của kinh tế biển trong nền kinh tế sẽ khoảng trên 50%.
Điều này là do xu thế phát triển chung kinh tế biển ngày càng quan trọng và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này khi sẽ đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế biển.
Bên cạnh đó, trước đây chúng ta chỉ khai thác ở thềm lục địa vì trình độ sản xuất lạc hậu thì nay chúng ta cũng đã hướng tới khai thác, đánh bắt xa bờ với trình độ khai thác hiện đại hơn.
Như vậy có thể thấy, phát triển biển là xu thế tất yếu của quá trình phát triển nhất là trong hướng có tầm nhìn về không gian.
BNEWS:: Có ý kiến cho rằng, hiện nay, công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển vẫn chưa thực sự tốt nên kinh tế biển chưa phát triển toàn diện và không bền vững. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh: Vấn đề quy hoạch hết sức quan trọng vì muốn phát triển thì cần rõ con đường đi. Việt Nam đã có Chiến lược phát triển biển nhưng chúng ta vẫn chưa có quy hoạch rõ ràng.
Các quy hoạch chủ yếu mới chỉ có ở các nghiên cứu nhỏ lẻ và còn chồng chéo. Thực tế hiện nay cho thấy, mỗi tỉnh ven biển đều có một cảng, như vậy liệu có hợp lý không? Điều này cần có quy hoạch tổng thể rõ ràng.
Trong Luật Bảo vệ môi trường biển mới cũng đã nhấn mạnh điều này. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Luật Quy hoạch, với luật này, hi vọng sẽ khắc phục được những điểm yếu trong quy hoạch thời gian tới.
BNEWS:: Có thực tế rằng, hiện còn thiếu sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh, thành phố có biển, đảo trong cả nước. Theo ông, giải pháp nào để tăng cường sự liên kết này?
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh: Sau Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta đã nhận thấy vấn đề này. Hiện các liên kết chưa phù hợp, nhất là liên kết giữa các địa phương ven biển. Ngoài ra, không những liên kết giữa các địa phương, cần đẩy mạnh sự liên kết vùng nữa.
Hiện Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất sát sao trong vấn đề này. Tại Viện chúng tôi cũng đang thực hiện đề án Liên kết giữa các địa phương và các vùng trong sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
BNEWS: Du lịch là một trong những ngành kinh tế biển có tiềm năng rất lớn ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa phát huy được. Nguyên nhân do đâu thưa ông?
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh: Biển Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch nhưng hiện chúng ta chưa phát huy được. Điều này do vấn đề quy hoạch vẫn chưa rõ ràng.
Thứ hai là cách chúng ta quảng bá du lịch vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nội tại phát triển du lịch của chúng ta chưa tốt như cơ sở hạ tầng còn kém, các sản phẩm du lịch thiếu đa dạng và các dịch vụ du lịch chưa phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực phát triển du lịch hiện nay vẫn chưa cao.
BNEWS: Thưa ông, sự cố môi trường ở khu vực miền Trung vừa qua là hồi chuông cảnh báo cho sự phát triển kinh tế biển thiếu bền vững. Làm sao để các địa phương giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và phát triển bền vững kinh tế biển?
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh: Sự cố môi trường Formosa là một bài học đắt giá phải trả cho việc quản lý môi trường.
Chúng ta cần xem xét lại quy hoạch tất cả các dự án đang hoạt động hoặc sẽ hoạt động trong các vùng ven biển; tuyệt đối không cho xả thải ra môi trường nếu chưa được kiểm duyệt. Ngoài ra, địa phương cũng như người dân cần nâng cao vai trò của mình trong việc giám sát, phát hiện các dự án trên địa phương mình.
BNEWS: Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định kinh tế trên biển và ven biển sẽ đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Theo ông, đâu là giải pháp tổng thể để có thể hoàn thành mục tiêu này?
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh: Đầu tiên chúng ta cần đảm bảo an toàn, an ninh trên biển. Chúng ta cần xem xét lại vấn đề quy hoạch, xem cái gì cần ưu tiên làm trước, cái nào làm sau.
Thứ hai, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh khai thác thủy hải sản đây là thế mạnh của Việt Nam. Những ngành công nghiệp nào cần phải tập trung và cũng cần đẩy mạnh khai thác tài nguyên dưới đáy biển.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phát triển hiệu quả các khu kinh tế ven biển. Cuối cùng rất quan trọng, đó là Việt Nam cần khai thác các dịch vụ biển, nhất là dịch vụ vận chuyển, logistics vì Việt Nam nằm trên ngã sáu của đường hàng hải quốc tế.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế biển đảo còn thiếu tính bền vững
09:22' - 16/08/2016
Trong quá trình phát triển kinh tế và bảo tồn tính bền vững của biển, Việt Nam còn gặp không ít khó khăn và hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy mô phát triển kinh tế biển còn manh mún
10:17' - 15/08/2016
Quy mô phát triển kinh tế biển của Việt Nam còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý; chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để vươn ra vùng biển quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi kinh tế biển "nâu" sang "xanh" ở Việt Nam
06:02' - 15/08/2016
Trên toàn thế giới, khoảng 3 tỷ người có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển và các nguồn lợi biển đóng góp cho các nền kinh tế trên 5% GDP toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Các giải pháp xanh hướng tới kinh tế biển xanh
14:33' - 08/07/2016
Hội thảo quốc tế “Các giải pháp xanh hướng tới kinh tế biển xanh” đã được tổ chức ngày 8/7 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, ; Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.