Làm gì để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước?
Trong những năm gần đây, công tác quản lý tài nguyên nước đã đạt được một số kết quả tích cực, đáng kể trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Đặc biệt là công tác triển khai Nghị định số 82/2017 ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức trong triển khai để đưa các chính sách, biện pháp quản lý đó vào cuộc sống, bảo đảm quản lý nguồn tài nguyên nước có hiệu quả và phát triển bền vững.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhằm làm rõ hơn vấn đề này.
Phóng viên: Sáu tháng đầu năm 2108, Cục đã tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là trong công tác bảo vệ nguồn nước, hành lang lưu vực sông, ông cho biết cụ thể như thế nào? Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Năm 2018, Cục Quản lý tài nguyên nước được giao thực hiện 15 dự án, nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ quy hoạch, trong đó có 13 dự án nhiệm vụ chuyển tiếp và 2 dự án, nhiệm vụ mở mới.Đến nay, 2 Đề án Chính phủ chuyển tiếp là Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn” và Đề án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam” đang được Cục triển khai thực hiện theo kế hoạch được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Cục cũng tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số đề án nhiệm vụ mở mới như: Đề án Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam; Đề án Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long; định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững nước dưới đất… Bên cạnh đó, căn cứ chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Cục Quản lý tài nguyên nước được giao xây dựng 1 Nghị định, 2 Thông tư và 3 Quyết định trong lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm: Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất; Thông tư quy định nội dung, biểu mẫu, báo cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước; Thông tư quy định về điều tra, đánh giá tài nguyên nước và 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh. Đến nay, các văn bản đang được hoàn thiện theo đúng tiến độ đặt ra. Đặc biệt, tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, hiện nay đã có 100% hồ chứa thủy lợi thủy điện nằm trong hệ thống quy trình vận hành liên hồ chứa đã được kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu hàng ngày. Ngoài ra, nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, Cục đang triển khai thực hiện rà soát, thu thập quy hoạch tài nguyên nước của các bộ, ngành, địa phương phục vụ việc xây dựng quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước đến năm 2025, định hướng đến 2035 và chuẩn bị triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc. Tính đến 15/6/2017, Cục Quản lý tài nguyên nước đã cấp và cấp lại 83 giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên nước (trong đó có 24 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 1 giấy phép khai thác nước dưới đất; 4 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; 3 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 51 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển).Cục đã thu phí thẩm định cấp phép được 1.327 triệu đồng, đạt 147% kế hoạch đặt ra. Hiện, Cục cũng đang tập trung cấp quyền khai thác tài nguyên nước mặt cho các tổ chức cá nhân đạt khoảng 45%.
Phóng viên: Ông có thể cho biết những khó khăn, tồn tại của công tác quản lý tài nguyên nước hiện nay? Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Công tác quản lý về tài nguyên nước vẫn còn một số khó khăn, tồn tại do thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn thiếu, phân tán.Trong khi đó, nhu cầu thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước, nhất là phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, công tác dự báo, thẩm định hồ sơ cấp phép ở cả cấp Trung ương và các địa phương cần đầy đủ và đồng bộ.
Mặt khác, việc lập quy hoạch tài nguyên nước triển khai còn chậm; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước tuy đã được tăng cường thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.Lực lượng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước còn mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu, kinh phí cấp cho công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên nước còn hạn chế, vì vậy việc phát hiện và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước chưa kịp thời.
Ngoài ra, kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các nhiệm vụ thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng còn hạn hẹp khiến nhiều dự án bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Các nhiệm vụ có tính phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, cần có sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành.Cụ thể, một số dự án như: Điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc; lập quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước hiện nay được cấp kinh phí thiếu so với tiến độ thực hiện đã phê duyệt, gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Phóng viên: Trong những tháng cuối năm, Cục sẽ thực hiện các giải pháp gì để công tác quản lý tài nguyên nước đạt hiệu quả hơn? Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Trong những tháng tới, Cục sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo ý kiến góp ý Bộ Tư pháp. Hoàn thiện các dự thảo Quyết định, dự thảo Quy trình, dự thảo Tờ trình, Bảng tổng hợp, giải trình ý kiến góp ý và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc, sông Kôn - Hà Thanh. Đồng thời, xây dựng dự thảo Thông tư quy định nội dung, biểu mẫu, báo cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước; Thông tư quy định về điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc. Đặc biệt là chú trọng việc quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đưa vào vận hành hệ thống quan trắc giám sát nguồn nước xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp tục tích cực triển khai Nghị định về thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tập trung triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất.Ngoài ra, thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên nước; tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với 14 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; triển khai xây dựng, hoàn thiện nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của Cục.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Xem lại bài 1: Quản lý tài nguyên nước dựa trên tiếp cận thị trường
Tin liên quan
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt
16:39' - 08/08/2018
Dự báo mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tài nguyên nước - Bài 2: Giữ nước cho vùng đầu nguồn sông Cửu Long
09:09' - 04/08/2018
Các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long rất cần mô hình kinh tế dựa vào thiên nhiên bền vững thay thế cho việc tổ chức sản xuất lúa vụ hai, vụ ba trước khi thực hiện những thay đổi căn bản về quản lý nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tài nguyên nước - Bài 1: Ngành nông nghiệp đang bị động
08:58' - 04/08/2018
Nước sông Mê Kông đổ về châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long đang thay đổi thất thường không theo quy luật, nguyên nhân của vấn đề này chính là do tác động của con người cùng với biến đổi khí hậu gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32' - 28/04/2025
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30' - 28/04/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14' - 28/04/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38' - 28/04/2025
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27' - 28/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20' - 28/04/2025
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20' - 28/04/2025
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18' - 28/04/2025
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.