Quản lý tài nguyên nước - Bài 1: Ngành nông nghiệp đang bị động
Nước sông Mê Kông đổ về châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long đang thay đổi thất thường không theo quy luật như: lũ lớn, nhỏ, mực nước cao, thấp; thời gian đến sớm, muộn… Nguyên nhân của vấn đề này chính là do tác động của con người cùng với biến đổi khí hậu gây ra những rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong vùng.
Bài 1: Ngành nông nghiệp đang bị động Một chiến lược quản lý tài nguyên nước trên toàn bộ 40,6 nghìn km2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần được nghiên cứu triển khai trước thực trạng ngành nông nghiệp của vùng ngày càng dễ bị tổn thương trước tác động của hạn hán, lũ lụt do biến đổi khí hậu và những hoạt động của con người trong quá trình khai thác dòng Mê Kông gây ra.Các tác động này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do việc can thiệp bằng các công trình kiểm soát lũ như xây đê, kè và các cống xả phục vụ thâm canh nông nghiệp không bền vững.
*Từ câu chuyện thực tế Những ngày cuối tháng 7, nước lũ đổ về sớm hơn đe dọa hàng nghìn ha lúa, hoa màu ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp và An Giang. Tại tỉnh Long An, theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh, từ đầu tháng 7/2018 đến nay, mực nước lũ đổ về mạnh với cường suất bình quân từ 3-5 cm/ngày/đêm, kết hợp với triều cường đe dọa hàng nghìn ha lúa ở các xã vùng trũng của các huyện vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An.Cụ thể, tại huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) có 37.000 ha lúa và đến nay khoảng 500 ha lúa bị ngập và gần 9.500 ha đang bị nước lũ đe dọa nằm ở các xã Thạnh Hưng, Vĩnh Thạnh, Vĩnh lợi, Vĩnh Bửu. Riêng tại huyện Vĩnh Hưng có khoảng 3.000 ha diện tích lúa nằm trong 56 ô đê bao đang bị đe dọa. Nếu nước lũ tiếp tục đổ về và dâng cao thêm từ 20 – 40 cm buộc chính quyền địa phương phải gia cố nâng cao đê bao.
Theo ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An, dự báo vào đầu tháng 8/2018, mực nước lũ trạm Tân Hưng, Vĩnh Hưng có khả năng trên mức 2 m. Trạm Mộc Hoá trên mức 1,2 m, cao hơn từ 0,2 - 0,3 m so cùng kỳ năm 2017. Đây là đợt lũ sớm, xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm và có thể còn diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng, chống, ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do lũ sớm, UBND tỉnh Long An đã yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá và thị xã Kiến Tường khuyến khích người dân chủ động thu hoạch lúa Hè Thu, nhất là các khu vực trũng thấp không có đê bao, bờ bao bảo vệ an toàn. Vấn đề nước lũ về sớm hay về muộn như những năm trước đây đã cho thấy, thực tế là vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với điều kiện nguồn nước thất thường. Trong cả hai trường hợp lũ về sớm hay muộn hoặc cao hay thấp thì thiệt hại đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp vẫn luôn xảy ra. Điều này minh chứng ngành nông nghiệp của vùng rất bị động, chưa chuẩn bị những phương án sản xuất nông nghiệp trong điều kiện nguồn nước thất thường. Mặc dù, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu đã đề cập đến rất nhiều các phương án; trong đó có các phương án sản xuất dựa trên giống – quy trình canh tác – mùa vụ thích ứng với từng điều kiện khí hậu. *Đến vấn đề lớn của đồng bằng Những phương án này sẽ tùy thuộc vào điều kiện của thời tiết mà ngành nông nghiệp sẽ có những chuyển dịch phù hợp để thay đổi mùa vụ cho sớm hơn, trễ hơn hay giảm vụ canh tác và thay đổi giống, loài… Vậy vấn đề ngành nông nghiệp các địa phương trong vùng chưa chủ động triển khai được các phương án trên do xuất phát từ nguyên nhân nào ? Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, đến nay chưa có một đội ngũ chuyên nghiệp làm công tác dự báo về nguồn nước. Việc dự báo sớm thời gian sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn là mức độ hay diện tích có thể bị ảnh hưởng. Như trường hợp hàng nghìn ha lúa Hè Thu ở khu vực trũng ngoài đê bao hoặc trong khu vực đê bao chưa khép kín ở vùng Đồng Tháp Mười kể trên là dẫn chứng. Hiện trước khi lũ về sớm, ngành nông nghiệp các tỉnh đầu nguồn như Long An, An Giang đã tiến hành rà soát các diện tích sản xuất lúa Hè Thu và Thu Đông năm 2018, lập kế hoạch kiểm tra, rà soát các tuyến đê bao lửng chưa khép kín và triển khai thi công, gia cố cấp bách các tuyến đê bao lửng để bảo vệ an toàn cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh.Gia cố đê bao phải được rà soát đúng quy hoạch, gia cố sớm để có thời gian ổn định mới tôn cao nhiều lần. Đồng thời vận động người dân không gieo sạ tại những vùng trũng thấp, không có đê bao bảo vệ an toàn, để tránh bị thiệt hại do lũ.
Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp làm tiêu tốn ngân sách nhưng chỉ mang tính “tình thế”, rất cần một giải pháp với hướng tiếp cận dựa vào thiên nhiên để giải quyết các vấn đề nói trên của Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, trường đại học Cần Thơ, kiến nghị phải ngừng việc mở rộng đê bao khép kín, triệt để và chuyển dự án “thoát lũ” thành dự án “trữ lũ”.
Một tín hiệu vui là từ đầu năm 2018, một dự án mang tên “Mô hình sinh kế dựa vào nước lũ nhằm hỗ trợ chiến lược trữ lũ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đề xuất triển khai nhằm bảo tồn và khôi phục trước mắt là 6,7 triệu m3 trữ nước/năm. Đây có thể được xem là một chiến lược đột phá, quan trọng nhằm hiện thực hoá Nghị quyết 120/2017/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu để thực hiện mục tiêu lai giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường.Trong đó, một mục tiêu quan trọng là phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập.
Rõ ràng, dự án này chính là một khởi đầu quan trọng trong việc triển khai chiếc lược quản lý tài nguyên nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đi sâu vào cách thức hành động của dự án như đúng tên gọi thì sẽ thấy nhiều thách thức cần phải vượt qua.Trong đó, chính yếu tố ngành nông nghiệp còn bị động sẽ là “nút thắt” rất lớn để triển khai chiến lược quản lý tài nguyên nước này./.
Bài 2: Giữ nước cho vùng đầu nguồn sông Cửu LongXem thêm:
>>Thủ tướng đề ra mục tiêu phát triển cho ngành nông nghiệp Việt Nam
>>Chậm giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở lĩnh vực nông nghiệpTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đắk Nông thông qua 2 Đề án quan trọng về phát triển ngành nông nghiệp
07:16' - 26/07/2018
Ngày 25/7, Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa III, nhiệm kỳ 2016 -2021 đã bế mạc sau 2 ngày làm việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành nông nghiệp
13:06' - 18/07/2018
Hiện còn hai lĩnh vực là phân bón, lâm nghiệp chưa có quy chuẩn để quản lý. Đặc biệt, việc tổ chức triển khai còn chậm, nợ đọng nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm sản xuất siêu cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp
15:04' - 09/07/2018
Kim ngạch xuất khẩu lâm sản 6 tháng tháng đầu năm đạt hơn 4,33 tỷ USD. Đây là ngành xuất siêu cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp với giá trị 3,23 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
GDP ngành nông nghiệp trong 6 tháng tăng cao nhất trong 10 năm qua
13:08' - 28/06/2018
Dự kiến, GDP nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm tăng từ 3,95% - 4,05% , đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp thông minh
17:24' - 14/06/2018
Cần Thơ phối hợp với Nhật Bản thực hiện Đề án “Nông nghiệp thông minh và an toàn thực phẩm bằng trí tuệ nhân tạo”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Bình: Đang cháy lớn tại công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
09:47'
Sáng 27/11 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát (thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
-
Kinh tế & Xã hội
Cấp bằng bảo hộ cho hai giống nho mới
09:08'
Hai giống nho tươi NH01-152 và NH04-102 của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố vừa được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyết đầu mùa đến muộn nhưng rơi dày bất thường ở Hàn Quốc
08:36'
Từ sáng sớm 27/11, tuyết rơi dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát phương tiện giao thông từ phía xa.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre ước đạt và vượt 19/24 chỉ tiêu năm 2024
07:24'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 19 để tổng kết, đánh giá thực hiện nghị quyết năm 2024 và thảo luận thống nhất đề ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp Cúp C1 châu Âu Champions League, Liverpool vs Real Madrid, 03h00 ngày 28/11
05:30'
Bnews. Trực tiếp bóng đá trận Liverpool vs Real Madrid diễn ra vào lúc 03h00 ngày 28/11 trong khuôn khổ vòng phân hạng cúp C1 châu Âu Champions League.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 27/11/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11, sáng mai 28/11, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng Chính phủ đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
21:29' - 26/11/2024
Tết Nguyên đán năm 2025, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết, 4 ngày nghỉ hằng tuần.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 27/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 27/11/2024. XSMB thứ Tư ngày 27/11
19:34' - 26/11/2024
Bnews. XSMB 27/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/11. XSMB thứ Tư. Trực tiếp KQXSMB ngày 27/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 27/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 27/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 27/11/2024. XSMT thứ Tư ngày 27/11
19:32' - 26/11/2024
Bnews. XSMT 27/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 27/11. XSMT thứ Tư. Trực tiếp KQXSMT ngày 27/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 27/11/2024.