Làm gì để "xanh hóa" dệt may Việt Nam?
Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, phát triển bền vững đang là xu hướng được cả thế giới hướng tới trong vài thập kỷ qua.
Các tổ chức đang ngày càng ý thức về việc chịu trách nhiệm cho những tác động đến môi trường, kinh tế-xã hội do mình tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị và ngành dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Theo ông Vũ Đức Giang, hiện doanh nghiệp phát triển bền vững xoay quanh 3 yếu tố con người, môi trường và lợi nhuận. Nếu thiếu một trong 3 nội dung này thì doanh nghiệp không thể phát triển bền vững.Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có 2 FTA thế hệ mới. Bên cạnh những cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào các nước trong nội khối FTA, doanh nghiệp cần có những cam kết rất cao về lao động và môi trường.
Những cam kết này không phải dễ thực hiện khi 80% doanh nghiệp dệt may Việt Nam là vừa và nhỏ. Ngành dệt may Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu khá nhiều nguyên, phụ liệu từ nước ngoài để sản xuất xuất khẩu.Vì vậy, việc nắm bắt cơ hội, giải quyết thách thức để thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ là mục tiêu của Chính phủ đối với ngành dệt may Việt Nam mà còn là mục tiêu chung của nhiều bên liên quan khác.


Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch VITAS cho hay, từ hai năm nay, VITAS đã thành lập Ủy ban Môi trường và đã tham gia mạnh vào chương trình hành động “Xanh hóa ngành dệt may” với sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Cơ quan phát triển quốc tế Đức (GIZ), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Ngân hàng thế giới – chương trình nước 2030- WRG2030, Liên minh Dệt May bền vững.
Hiệp hội đã góp phần định hướng doanh nghiệp đi theo hướng sản xuất xanh, bền vững, bảo vệ môi trường và lấy đó là một tiêu chí cạnh tranh nổi bật. Đây cũng là một cách khẳng định với một số chính quyền địa phương có quan điểm cho rằng “dệt may là một ngành gây ô nhiễm”. VITAS đã kiến nghị Bộ Công Thương trong Chiến lược Phát triển ngành dệt may Việt Nam từ nay đến 2020 và 2030 có một chương riêng cho phát triển bền vững; trong có, đưa ra các mục tiêu thật cụ thể của ngành đóng góp vào 17 mục tiêu chung về phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc.VITAS quyết tâm triển khai chương trình “Xanh hóa ngành dệt may" và vì một “Thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững” trở thành khẩu hiệu hành động trong toàn ngành.
VITAS đã đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách quy hoạch các khu công nghiệp dệt may đủ lớn từ 300-500ha. Tại các khu công nghiệp xây dựng khu vực xử lý nước thải phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn mà Nhà nước đang đặt ra đáp ứng các tiêu chí về lao động, giao thông, nguồn nước, cảng, sân bay...Sự quy hoạch có tính thực tiễn cao sẽ giúp ngành quản trị được những rủi ro về nguồn nước, môi trường, lao động đồng thời tạo động lực phát triển việc sản xuất công nghiệp phụ trợ mang lại giá trị gia tăng cho ngành.
Xoay quanh làm thế nào để doanh nghiệp dệt may phát triển, đảm bảo lợi nhuận mà không ảnh hưởng môi trường, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người lao động, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, cần tập trung vào nhiều khâu từ trồng bông, kéo sợi, đến may mặc.Trong các khâu đó phải bắt đầu từ các dự án, nhà máy… và ngay từ đầu phải đầu tư sản xuất bền vững. Điều này cần các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, nhãn hàng vào cuộc.
Ông Hoàng Việt, Quản lý chương trình Phát triển bền vững WWF cho biết, hiện nay khách hàng toàn cầu đang hướng tới sự bền vững môi trường khiến nhiều nhãn hàng nổi tiếng thế giới thay đổi phương thức sản xuất.Vì vậy, nếu không thay đổi phương thức sản xuất ngay từ bây giờ doanh nghiệp sẽ mất năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Ngành dệt may chuyển mạnh sang tạo giá trị gia tăng cao
18:41' - 13/12/2019
Chiều 13/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS).
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2019, xuất khẩu dệt may ước tăng 7,55%
07:27' - 10/12/2019
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng 7,55% so với năm 2018.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm đơn hàng
17:44' - 06/12/2019
Bộ Công Thương cho biết, đến nay đơn hàng của nhiều doanh nghiệp dệt may chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm 2018; nhiều doanh nghiệp chỉ nhận được đơn hàng ngắn hạn theo tháng và dài nhất là theo quý.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47'
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.