Lạm phát của Hàn Quốc sẽ duy trì ở mức 5% trong năm 2023
Báo cáo về các điều kiện lạm phát của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 20/12 cho biết nước này có thể sẽ chứng kiến lạm phát tăng ở mức khoảng 5% ở thời điểm hiện tại song tốc độ tăng giá sẽ chậm lại “đều đặn” nhờ giá dầu ổn định và tác động của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước.
Báo cáo của BoK có đoạn viết: “Trong thời gian tới, giá tiêu dùng có thể sẽ tăng khoảng 5% song tốc độ tăng sẽ chậm lại do việc tăng giá dầu dự kiến sẽ giảm bớt và áp lực giảm giá từ nền kinh tế (chậm lại) sẽ gia tăng”. Dự báo mới nhất này được đưa ra sau khi BoK đã tăng lãi suất chuẩn thêm 2,75 điểm phần trăm kể từ tháng 8/2021 để chế ngự lạm phát vốn đã tăng tốc với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 thập kỷ trở lại đây. Lạm phát của Hàn Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi giá năng lượng và hàng hóa chính tăng vọt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn kết hợp với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022. Chỉ tính riêng trong tháng 7/2022, giá tiêu dùng của Hàn Quốc đã tăng 6,3% so với một năm trước đó và cũng là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/1998. Kể từ thời điểm này, tốc độ tăng giá ở Hàn Quốc đã chậm lại ở mức 5%, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát trung hạn mà BoK dự báo là 2%.BoK cho biết lạm phát đã tăng trung bình 5,1% cho đến tháng 11 vừa qua và dự đoán mức tăng giá cả năm 2022 sẽ cao hơn mức tăng 4,7% được ghi nhận trong năm 2008 (thời điểm Hàn Quốc đang ở giữa cuộc khủng hoảng tài chính) và sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ một cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 với 7,5%. BoK cũng dự báo rằng lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng lượng biến động) sẽ tăng với tốc độ tương tự như năm 2008 khi duy trì ở mức 3,6%.
Đề cập đến các điều kiện kinh tế tổng thể, BoK cho biết xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm dần, đặc biệt là ở giai đoạn nửa cuối năm 2022 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và chi tiêu tư nhân cũng suy yếu (do lạm phát gia tăng) đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của chi phí đi vay. Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) cùng Hệ thống công bố thông tin tài chính mang tên "Dữ liệu mở về tài chính" công bố ngày 18/12 vừa qua cho thấy mức thâm hụt cán cân quản lý tài chính của nền kinh tế thứ 4 châu Á tính đến tháng 10/2022 là 86.300 tỷ won (66,5 tỷ USD). Cán cân quản lý tài chính là chỉ số thể hiện tình hình tài chính thực tế của chính phủ, bằng cán cân tài chính tổng hợp (tổng thu trừ tổng chi) trừ 4 khoản quỹ (như quỹ lương hưu, quỹ bảo hiểm tuyển dụng...). Do mức thâm hụt trong giai đoạn từ tháng 1-10/2022 của Hàn Quốc đã lên tới gần 90.000 tỷ won và xét theo thống kê trong 3 năm gần đây (2019-2021) cán cân quản lý tài chính của Hàn Quốc thâm hụt 10.000 tỷ won chỉ trong tháng 12 và khả năng cao sẽ ghi nhận mức thâm hụt 100.000 tỷ won (khoảng 77 tỷ USD) trong năm 2022.Trong khi đó, xét theo dự thảo ngân sách bổ sung lần hai năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc dự đoán cán cân quản lý tài chính sẽ thâm hụt 110.800 tỷ won (85,3 tỷ USD), vượt mốc 100.000 tỷ won. Ngoài ra, tỷ lệ thâm hụt của cán cân quản lý tài chính so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng đạt 5,1% trong năm 2022. Tỷ lệ này từng đạt 2,8% vào năm 2019, tăng vọt lên 5,8% vào năm 2020, rồi được cải thiện vào năm 2021 với 4,4%./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Hàn Quốc có kế hoạch gia hạn giảm thuế nhiên liệu
16:57' - 19/12/2022
Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc thông báo Seoul có kế hoạch gia hạn tới tháng 4/2023 đối với cơ chế cắt giảm thuế tiêu thụ nhiên liệu sẽ hết hiệu lực trong tháng này.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thành phố Seoul thông qua dự luật ngân sách kỷ lục cho năm 2023
09:33' - 17/12/2022
Hội đồng thành phố Seoul (Hàn Quốc) vừa thông qua dự luật ngân sách kỷ lục của chính quyền thành phố trị giá 47.190 tỷ won (36,13 tỷ USD) cho năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.