Lạm phát - vấn đề mang tính toàn cầu trong tương lai
Theo trang HK01.com, trong khi lạm phát của Trung Quốc vẫn ở mức thấp và một số người lo ngại về sự xuất hiện của giảm phát, thì lạm phát trên toàn cầu vẫn ở mức cao trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài. Từ đầu năm đến nay, mặc dù giá năng lượng giảm, tác động ngắn hạn của cuộc xung đột Nga-Ukraine đang dần được loại bỏ, nhưng mức độ lạm phát vẫn chưa giảm nhanh như kỳ vọng, không chỉ thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ, mà gần đây cũng có xu hướng tăng.
Theo các nhà nghiên cứu của Tổ chức tư vấn ANBOUND của Trung Quốc, xu hướng lạm phát dai dẳng này đáng được quan tâm và nghiên cứu. Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm tốc, lạm phát sẽ một lần nữa trở thành vấn đề mang tính toàn cầu trong tương lai. Nền kinh tế toàn cầu sẽ bị bao phủ trong bóng tối của đình trệ do lạm phát trong một thời gian dài.Theo quan điểm của các nước phát triển, chỉ số giá tiêu dùng PCE lõi ở Mỹ đã tăng 0,4% so với tháng trước trong tháng Tư, đạt mức cao mới kể từ tháng 1/2023. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá PCE đã tăng lên 4,4% trong tháng Tư từ mức 4,2% của tháng trước đó. Giá xăng giảm và giá lương thực tăng chậm hơn trong năm nay đã giúp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chỉ số PCE lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng đã tăng lên 0,4% so với tháng trước từ mức 0,3% cho thấy tiến trình giảm lạm phát có thể đã bị đình trệ, trong khi tăng trưởng PCE lõi tăng từ 4,6 lên 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó khiến Cục Dự trữ liên bang (Fed) gặp khó khăn khi quyết định có tiếp tục tăng lãi suất hay không.Hiện Fed đã tăng mặt bằng lãi suất lên 5-5,25%. Hồi đầu tháng Năm, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, mức độ lạm phát ở Mỹ vẫn còn quá cao và còn quá sớm để nói rằng chu kỳ tăng lãi suất đã kết thúc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo lạm phát của Mỹ sẽ vẫn duy trì, khuyến nghị Fed tiếp tục tăng lãi suất để lạm phát có thể quay trở lại dưới mục tiêu chính sách 2% của Fed vào năm 2024. Tất nhiên, kiểm soát được lạm phát vào năm 2024 vẫn là một tình huống lý tưởng.Sau khi Nhật Bản trải qua tình trạng giảm phát trong thời gian dài, lạm phát đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Lạm phát ở Nhật Bản cũng tăng tốc trở lại vào tháng Tư mặc dù đã giảm bớt trong năm nay. Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản đã tăng 3,4% so với cùng kỳ trong tháng Tư, tăng 20 tháng liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng cũng cho thấy xu hướng mở rộng trở lại. CPI lõi, không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng, đạt 4,1%, mức cao nhất kể từ những năm 1980 đến nay.Sau một thời gian đi ngang, mức độ lạm phát trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã tăng trở lại vào tháng Tư. Số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng hài hòa (HICP) trong Eurozone tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Tư, tăng nhẹ so với giá trị 6,9% trước đó, nhưng giảm đáng kể so với mức 10,1% trong tháng 11/2022. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản trong khu vực đồng euro vẫn còn dai dẳng. Vào tháng Tư, tỷ lệ lạm phát không bao gồm năng lượng và thực phẩm chưa chế biến lên tới 7,3%, duy trì ở mức trên 7% trong bốn tháng liên tiếp.Đồng thời, dự báo tỷ lệ lạm phát của EU đối với khu vực đồng euro đã được nâng lên so với trước đó, hiện tại dự kiến tỷ lệ lạm phát lần lượt là 5,8% và 2,8% trong hai năm tới. Trên cơ sở hàng năm, EU dự kiến năm 2023 lạm phát cơ bản ở khu vực đồng euro sẽ ở mức trung bình 6,1% trước khi giảm xuống 3,2% vào năm 2024. Các nguồn tin thạo tin tại EU cho biết, lạm phát nghiêm trọng hơn dự kiến, nhưng dự đoán sẽ giảm dần trong thời gian còn lại của năm 2023 và 2024. Để kiềm chế lạm phát, từ năm 2022 đến nay, Ngân hàng trung ương châu Âu đã bảy lần tăng lãi suất và đã tăng lãi suất tổng cộng 375 điểm cơ bản. EU vẫn đang cảnh báo vấn đề lạm phát đang tiếp tục gây thách thức.Trong số đó, Đức - đầu tàu kinh tế của châu Âu - đã đi đầu trong việc chuyển sang đình trệ. Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan thống kê Đức, nền kinh tế nước này đã suy giảm trong quý 1/2023 và giá trị cuối cùng của GDP hàng quý được điều chỉnh theo mùa là -0,3%, thu hẹp trong hai quý liên tiếp và bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật. Ngân hàng trung ương Đức dự đoán tiền lương tăng sẽ tạo ra áp lực lạm phát cơ bản, vẫn duy trì ở mức trên 7% và dự kiến sẽ không giảm nhanh.Điều đáng chú ý là đợt lạm phát này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển, mà còn cả ở các nước đang phát triển. Cựu Thủ tướng Đức Schroeder trước đây từng dự đoán vào tháng 3/2023, mức bình quân lạm phát chung ở 17 nền kinh tế thị trường mới nổi chủ yếu là dưới 9%. Mặc dù giảm 10% so với mức cao nhất gần 14 năm đạt được vào tháng 1/2023, nhưng vẫn ở mức hiếm thấy trong nhiều năm. Kể từ tháng 9/2022, Ngân hàng trung ương Brazil đã giữ lãi suất chuẩn ở mức cao 13,75% để kiềm chế lạm phát cao, chỉ số lạm phát IPCA-15 của nước này trong tháng Tư đã giảm xuống 4,16%, vẫn cao hơn mục tiêu hàng năm là 3,25%. Một số nhà kinh tế hiện dự đoán lạm phát sẽ kết thúc vào cuối năm ở mức 5,80%. Quốc gia láng giềng Argentina đã rơi vào khủng hoảng tiền tệ, tốc độ tăng trưởng lạm phát của Argentina ở mức 108,8% trong tháng Tư. Lạm phát của Argentina khiến đồng tiền của nước này mất giá mạnh, dự trữ ngoại hối gần như cạn kiệt, nước này buộc phải thanh toán bằng nhân dân tệ để duy trì xuất khẩu.Đối với đợt lạm phát này, nhóm chuyên gia cố vấn ANBOUND từng đề cập đến một số nguyên nhân, bao gồm tình trạng rối loạn năng lượng và lương thực do xung đột giữa Nga và Ukraine gây ra; việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu; di chứng của chính sách nới lỏng định lượng trong thời kỳ đầu của các nước phát triển... Hiện nay, lạm phát đang ngày càng thể hiện khả năng phục hồi ngoan cường. Một mặt, sau cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, giá năng lượng và lương thực đã giảm mạnh, tác động lâu dài của chúng đối với giá cả đã có xu hướng ổn định và các yếu tố ngắn hạn ảnh hưởng đến lạm phát đang suy yếu. Mặt khác, trong bối cảnh lãi suất tăng vọt, lạm phát ở nhiều nước vẫn dai dẳng, cho thấy chính sách tiền tệ ngắn hạn thất bại trong việc kiềm chế lạm phát. Đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa lạm phát và suy thoái, các ngân hàng trung ương vẫn hy vọng tìm được con đường “hạ cánh mềm”, khiến lạm phát khó có thể nhanh chóng quay trở lại và tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.Đồng thời, các nhà nghiên cứu của ANBOUND cũng cho rằng những thay đổi của những yếu tố mang tính kết cấu dài hạn đang khiến lạm phát trở thành một vấn đề dài hạn phổ biến. Đánh giá từ cấu trúc kinh tế và sự phục hồi của các nước phát triển hiện nay, các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ ngành dịch vụ thúc đẩy, lạm phát cao do nhu cầu tăng lên và việc làm trong khu vực dịch vụ thúc đẩy, làm cho tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có tính mềm dẻo rất mạnh.Mặt khác, việc điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của cạnh tranh địa chính trị đã chuyển từ tình trạng rối loạn ngắn hạn do sự phục hồi sau dịch bệnh sang xu hướng dài hạn là sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng đa dạng như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến chi phí cao hơn nhiều so với thời kỳ toàn cầu hóa.Mặc dù cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga-Ukraine gây ra đã lắng xuống, nhưng sự phát triển của mô hình năng lượng đang đẩy nhanh tốc độ và nhịp độ chuyển đổi năng lượng ở các nước phát triển như châu Âu và Mỹ. Quá trình chuyển đổi sang năng lượng mới này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí năng lượng, điều này sẽ thúc đẩy giá năng lượng tăng trong dài hạn. Về vấn đề này, có thể nói lạm phát toàn cầu gia tăng là một trong những hệ quả do xu hướng chống toàn cầu hóa thúc đẩy.Ngược lại, ở Trung Quốc lại xuất hiện một tình huống hoàn toàn khác. Điều này liên quan đến sự khác biệt trong chu kỳ kinh tế bên trong và bên ngoài và chu kỳ chính sách, cũng liên quan đến sự khác biệt trong cấu trúc kinh tế bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng khó có thể tránh hoàn toàn các tác động của lạm phát.Ví dụ, sự sụt giảm ngày càng tăng trong ngoại thương của Trung Quốc không thể tách rời khỏi sự suy giảm nhu cầu toàn cầu; chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài cũng gây áp lực lên sự ổn định của thị trường vốn và tiền tệ Trung Quốc, chưa kể đến tác động dài hạn của việc “tách rời” do sự dịch chuyển ra bên ngoài của chuỗi ngành nghề trong nước. Sự suy yếu của nhu cầu tiêu dùng và đầu tư bên ngoài thực sự là một yếu tố của xu hướng giảm phát trong nước.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù giá năng lượng giảm, tác động ngắn hạn của cuộc xung đột Nga-Ukraine từ năm 2022 đang dần được loại bỏ nhưng mức độ lạm phát vẫn chưa giảm nhanh như kỳ vọng, cho thấy xu hướng lặp đi lặp lại. Điều này không chỉ khiến chính sách tiền tệ của các nước khó phát huy hiệu quả mà còn kéo nền kinh tế toàn cầu đi theo hướng “lạm phát đình trệ”. Lạm phát cũng sẽ trở thành một vấn đề toàn cầu khi các rủi ro địa chính trị tiếp tục nóng lên và chuỗi ngành nghề toàn cầu đang được tái cấu trúc do quá trình phi toàn cầu hóa. Sự lưu thông bên trong và bên ngoài không đồng bộ và mất cân bằng cũng là một trong những thách thức lạm phát toàn cầu mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát tại Indonesia "hạ nhiệt" sớm hơn dự kiến
17:36' - 05/06/2023
Ngày 5/6, BPS - Tổng cục Thống kê Indonesia cho biết, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 4% trong tháng 5, bằng giới hạn trong mức mục tiêu của Ngân hàng trung ương (BI) và sớm hơn dự kiến.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ của BoJ khiến lạm phát ngày càng tăng
13:28' - 05/06/2023
Quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đối mặt với sức ép mới trong bối cảnh giá tăng từ thực phẩm sang dịch vụ.
-
Thị trường
Lạm phát "bào mòn" khẩu phần của người tiêu dùng Pháp
07:09' - 02/06/2023
Nhiều người tiêu dùng ở Pháp hiện đang phải siết chặt khẩu phần hoặc bỏ qua những yêu cầu khắt khe về chất lượng thực phẩm mua về trong bối cảnh lạm phát ở mức cao kỷ lục.
-
Tài chính
Lạm phát giá tại cửa hàng ở Anh tăng cao kỷ lục
09:57' - 31/05/2023
Theo dữ liệu mới của ngành bán lẻ tại Anh, trong tháng 5/2023, lạm phát giá tại cửa hàng ở Anh đã đạt mức cao nhất trong ít nhất 18 năm qua, mặc dù tốc độ tăng giá thực phẩm đã chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30'
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30'
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30' - 28/11/2024
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30' - 28/11/2024
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.