Làm sao để điện gió ngoài khơi là nguồn lực chuyển dịch năng lượng quốc gia?
Theo thống kê của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, hệ thống điện cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải, với tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn điện giai đoạn 2011-2020 xấp xỉ 12,9%/ năm so với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân khoảng 10%/năm.
Mức dự phòng công suất khả dụng, không tính điện gió, điện mặt trời khá thấp, một vài thời điểm phụ tải miền Bắc tăng đột biến đã xảy ra cắt giảm phụ tải.
Về hệ thống truyền tải điện được đầu tư phát triển và nâng cấp cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu truyền tải điện. Tuy nhiên, lưới điện vẫn còn xuất hiện một số điểm quá tải cục bộ và quá tải trên lưới liên kết Bắc-Trung, đoạn Đà Nẵng - Hà Tĩnh - Nho Quan... Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng, Bộ Công Thương nhận định, hiện trạng này đang đặt ra thách thức đối với hệ thống điện của nước ta. Theo đó, việc phát triển nguồn điện giai đoạn 2016-2020 chưa phù hợp với sự phân bố và phát triển phụ tải. Trên cơ sở dự báo nhu cầu điện với các chỉ tiêu phụ tải trong dự thảo Quy hoạch điện VIII và quan điểm phát triển nguồn điện sau Hội nghị COP26, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng cho rằng, thời gian tới, việc phát triển nguồn điện cần xem xét lại việc phát triển điện than, hướng tới phát triển điện gió trên bờ và đặc biệt điện gió ngoài khơi. Đồng quan điểm này, theo TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, điện gió ngoài khơi được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo duy nhất có khả năng chạy phụ tải nền cho hệ thống ở nước ta hiện nay.Việc phát triển điện gió ngoài khơi đáp ứng mục đích thúc đẩy và phát triển năng lượng tái tạo đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh giai đoạn mới; trong đó, có yêu cầu xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam như Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ở góc độ quan sát Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC), Chủ tịch Ben Backwell cho biết, với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên điện gió ngoài khơi tốt, với hệ số công suất cao và số giờ tải lớn.Với việc đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió có thể trở thành nguồn chủ đạo của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai. Qua đó, giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.
Chủ tịch Ben Backwell đánh giá, những cam kết mạnh mẽ được quốc tế cũng như Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) mà gần đây tạo lực đẩy mạnh mẽ hướng nguồn tài chính quốc tế từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo mới.
Tuy nhiên, việc huy động nguồn tài chính này trong giai đoạn khởi tạo ngành tại Việt Nam cần có sự chuẩn bị kĩ càng về mặt khung chính sách, bao gồm cơ chế hỗ trợ, thủ tục cấp phép, cũng như hợp đồng mua bán điện phù hợp với quy chuẩn quốc tế.
Đưa ra khuyến nghị cho việc phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam, ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác Đông Nam Á, GWEC đề xuất, Việt Nam cần cho phép 4 - 5 GW ban đầu hưởng cơ chế FIT – khởi động đường cong cắt giảm chi phí của ngành và nhằm tạo ra nhiều việc làm trong nước và xây dựng nên một ngành công nghiệp mới.Đồng thời, tinh giản quy trình cấp phép, giấy phép hàng hải, khu vực độc quyền, cũng như đánh giá những thách thức trong tích hợp lưới điện và đưa ra giải pháp phù hợp bởi đặc thù ngành đòi hỏi quá trình phát triển dự án dài và phức tạp hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Chủ tịch Mark Hutchinson nhấn mạnh, với cơ chế hỗ trợ phù hợp, điện gió ngoài khơi có thể nhanh chóng phát triển và cạnh tranh về giá với các nguồn điện khác.Thậm chí, có thể trở thành một nguồn lực quan trọng trong chuyển dịch năng lượng quốc gia, hướng tới giảm phát thải ròng của Việt Nam theo cam kết quốc tế.
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thị trường điện gió ngoài khơi với quy mô 5-10 GW vào năm 2030, giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 60 tỷ USD cho nền kinh tế.Nhiều tổ chức quốc tế cũng khuyến nghị quy mô tối thiểu để bảo đảm tính hiệu quả về quy mô của ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam tối thiểu khoảng 5 GW.
Một số kết quả nghiên cứu và thực tiễn được trình bày tại hội thảo về chuyển đổi năng lượng cũng đã chứng minh rằng, việc phát triển điện gió ngoài khơi để sản xuất hydro và amoniac phục vụ thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu là sự kết hợp khá hoàn hảo.Từ đó, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế quy mô để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên gió và sản xuất năng lượng, sản phẩm sạch hơn./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chờ cơ chế cho vấn đề lưu trữ năng lượng
20:13' - 12/12/2021
Mặc dù chi phí cho vấn đề lưu trữ đã giảm mạnh trong 10 năm qua nhưng việc triển khai tại Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc do thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ.
-
Phân tích doanh nghiệp
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tương lai: Năng lượng tái tạo và điện khí “lên ngôi”
12:01' - 12/12/2021
Nhiệt điện và năng lượng tái tạo có khả năng được hưởng lợi từ xu hướng hồi phục ngành, trong khi thủy điện sẽ giảm tỷ trọng đóng góp trong tổng sản lượng sản xuất do thủy văn không thuận lợi.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp năng lượng tái tạo “đón gió”
07:34' - 01/12/2021
Điện gió được đánh giá là một loại hình năng lượng đang thu hút những khoản đầu tư lớn từ doanh nghiệp, thay cho công suất các nguồn điện than dự kiến sẽ cắt giảm trong nhiều năm tới.
-
Doanh nghiệp
Chuyển dịch năng lượng hóa thạch sang “điện sạch”: Công nghệ có phải là định hướng?
21:39' - 30/11/2021
Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của chuyển dịch năng lượng từ hóa thạch sang “điện sạch”. Vì vậy, bên cạnh các chính sách để khuyến khích thì công nghệ năng lượng cũng là định hướng phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế nào thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo?
16:54' - 26/11/2021
Nhờ các cơ chế khuyến khích của Chính phủ, năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc, song tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn và dư địa rất dồi dào.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30' - 02/04/2025
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.