Làm sao để giải quyết tình trạng bất bình đẳng về thu nhập
Khoảng cách bất bình đẳng về thu nhập giữa nam và nữ, theo dự đoán của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trong Báo cáo về Khoảng cách giới toàn cầu (Global Gender Gap), sẽ không thể xoá nhoà trong vòng 217 năm tới.
Báo cáo về Khoảng cách giới toàn cầu của WEF cho thấy trong khi đàn ông kiếm được trung bình 21.000 USD/năm thì phụ nữ chỉ kiếm được 12.000 USD/năm. Nói theo cách khác, số tiền mà phụ nữ kiếm được chỉ chiếm khoảng 57% số tiền mà các đồng nghiệp khác giới của họ đang hưởng thụ.Đối với các chuyên gia, đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm đối với triển vọng kinh tế thế giới, bởi vì báo cáo của WEF đã ước tính rằng sự cân bằng về thu nhập giới tính sẽ có thể giúp cộng thêm 250 tỷ USD vào GDP của Vương quốc Anh, 1.750 tỷ USD vào GDP của Mỹ và 550 tỷ USD vào GDP của Nhật Bản. Cùng với đó, GDP toàn cầu cũng sẽ tăng 5.300 tỷ USD vào năm 2025 nếu khoảng cách về thu nhập giữa hai giới thu hẹp thêm 25%.Tại Mỹ, theo Cục Thống kê dân số nước này (US Census Bureau), trong năm 2018, nữ giới có thu nhập thấp hơn 19,5% so với các nam đồng nghiệp, mặc dù khi tốt nghiệp đại học, phái đẹp luôn là những sinh viên có điểm số cao hơn. Sự chênh lệch về thu nhập giữa hai giới diễn ra tồi tệ nhất ở những khu công nghệ cao, ví dụ như thành phố biển Seattle hay khu vực vịnh San Francisco. Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện trên 10.000 nhân viên đang làm việc trong các công ty về công nghệ Mỹ của Business Insider cho thấy, trong năm 2016, sự chênh lệch về tiền lương giữa hai giới lần lượt là 30% và 20% ở Seattle và San Francisco.Một bài viết khác được đăng trên Business Insider nhận định, trong số 346 Giám đốc điều hành (CEO) được trả lương cao nhất thế giới (của các công ty được niêm yết trong bộ chỉ số chứng khoán S&P 500), chỉ có khoảng 6%, tương đương 21 người, là nữ. Trong đó, duy nhất bà Ginni Rometty, Giám đốc điều hành hãng công nghệ IBM, là có tên trong top 10.Những con số này cho thấy tình trạng bất bình đẳng giới về thu nhập đang ngày một nghiêm trọng, bất chấp những nỗ lực của nhiều chính phủ. Theo WEF, có đến 2/3 số nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó yêu cầu một số nhà tuyển dụng công bố số liệu về khoảng cách thu nhập hàng năm theo từng giới.Vào tháng 1/2018, Iceland đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua bộ luật về bình đẳng giới. Theo đó, những công ty và cơ quan chính phủ của Iceland hiện đang sử dụng trên 25 lao động sẽ phải có chứng nhận của chính phủ rằng doanh nghiệp đang duy trì sự cân bằng về thu nhập giữa hai giới. Nếu không, họ sẽ bị phạt tiền.Phản ánh một vấn đề lớn hơnKể từ năm 1979, tình trạng bất bình đẳng thu nhập giới đã thu hẹp dần. Tuy nhiên, tốc độ này đang chậm lại trong vòng 15 năm qua. Một số chuyên gia đã tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt và điều họ tìm được khá đáng lưu ý: Đằng sau những con số về sự thiệt thòi của nữ giới trong công việc là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiên vị trong vô thức của các nhà tuyển dụng đối với một nửa còn lại của thế giới.Hiện nay, có rất ít nữ giới làm việc trong những ngành công nghiệp được trả lương hấp dẫn. Theo bà Anne-Marie Slaughter, CEO của Quỹ New America (Mỹ), “có quá ít phụ nữ giữ chức vụ cao (trong các doanh nghiệp), trong khi số người làm ở một trong những vị trí thấp nhất lại rất nhiều”.Theo nghiên cứu gần đây của hãng nghiên cứu McKinsey & Co. và tổ chức cộng đồng toàn cầu dành riêng cho nữ giới Lean In, nữ giới hiếm khi được lựa chọn để trở thành một CEO, bởi vì trước đó, trên con đường sự nghiệp của mình, họ vẫn luôn chịu thiệt thòi mỗi khi các đề xuất thăng tiến được đưa ra. Trong thế giới tài chính, thời gian bạn bắt đầu tiết kiệm tiền sẽ quan trọng hơn thực tế số tiền mà bạn tiết kiệm được. Trong dài hạn, nếu bạn tiết kiệm sớm, số tiền lãi mà bạn thu về sau đó sẽ cao hơn. Tương tự, với mỗi lần cất nhắc bị bỏ qua, nữ giới sẽ đánh mất cơ hội được bước lên vị trí cao nhất (CEO).Cụ thể, ở cấp quản lý (một trong những cấp bậc thăng tiến đầu tiên), cứ mỗi 130 nam giới được bổ nhiệm thì chỉ có 100 nữ giới làm được điều tương tự, mặc dù phái đẹp là những người có tỷ lệ đàm phán yêu cầu thăng tiến và tăng lương nhiều hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, theo nghiên cứu của McKinsey & Co. và Lean In, là luồng suy nghĩ đã hình thành trong vô thức của các nhà tuyển dụng rằng phụ nữ thường sẽ không đáp ứng được vị trí lãnh đạo.Bà Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành của Facebook, đồng thời là nhà sáng lập ra Lean In, nhận định rằng trong khi đàn ông được cho là quyết đoán và muốn khẳng định bản thân thì phụ nữ lại được nhìn nhận là những người có khả năng hợp tác và tập trung vào các hoạt động nhóm, chứ không phải bản thân họ. Trong lịch sử, nam giới cũng đã có nhiều người giữ chức vụ lãnh đạo cao. Điều này đã dẫn đến một sự thiên vị trong vô thức, đó là cả hai giới đều có xu hướng coi trọng nhân lực nam hơn là nhân lực nữ.Vì thế, theo bà Sheryl Sandberg, để có thể cải thiện tình trạng này và tạo nhiều cơ hội hơn cho phái đẹp, chúng ta cần chấm dứt việc đánh giá thấp phụ nữ ở từng cấp bậc. Đồng thời, đặt niềm tin vào họ trên từng chặng đường ngay từ xuất phát điểm.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cải cách tiền lương để nâng cao năng suất lao động
11:19' - 16/09/2018
Chính phủ của nhiều nước phát triển đang cải cách đối với chính sách tiền lương của người lao động trong bối cảnh phải ứng phó tình trạng bất bình đẳng xã hội và tăng trưởng lương ì ạch.
-
Kinh tế Thế giới
Bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng gia tăng trong xã hội Mỹ
06:30' - 03/09/2018
Theo Viện chính sách kinh tế Mỹ, thu nhập trung bình của các Giám đốc điều hành (CEO) 350 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ đã tăng 17,6% từ năm 2016 đến năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Nan giải vấn đề việc làm và tăng lương tối thiểu
06:56' - 02/09/2018
Các kế hoạch gây tranh cãi của ông Moon Jae-in đã khiến thị trường việc làm Hàn Quốc trải qua giai đoạn tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008-2010.
-
Kinh tế & Xã hội
Bất bình đẳng giới về thu nhập tại Anh cao nhất châu Âu
07:38' - 03/08/2018
Ngày 2/8, Ủy ban Kinh doanh, năng lượng và chiến lược công nghiệp thuộc Hạ viện Anh đã đề xuất một dự luật nhằm thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa hai giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.