Bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng gia tăng trong xã hội Mỹ
Giám đốc điều hành của Facebook, Mark Zuckerberg, sở hữu tài sản trị giá 1,5 tỷ USD khi khủng hoảng tài chính diễn ra và con số này giờ đã là 69 tỷ USD, tức tăng gấp 46 lần
Trong khi đó, thu nhập của một người lao động tại Mỹ chỉ tăng có 0,3%. Điều này phản ánh sự bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng gia tăng trong xã hội Mỹ. Trên trang mạng World Socialist Web Site (WSWS) có bài phân tích hậu quả của sự bất bình đẳng dẫn đến cuộc khủng hoảng dân chủ.
Tại Mỹ, một CEO điển hình có thu nhập gấp 312 lần một người lao động bình thường, trong khi tỷ lệ trên của những năm 1960 chỉ là 20 lần. Điều đó chỉ ra rằng thu nhập trong một ngày của các CEO bằng hoặc thậm chí cao hơn một người lao động trung bình nhận được trong cả một năm.
Mười năm sau khi chính quyền các Tổng thống Bush và Obama thực hiện chiến dịch giải cứu ngân hàng lớn nhất lịch sử nhân loại sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các chỉ số về bất bình đẳng xã hội đang gia tăng chóng mặt.
Năm 2008, 400 người giàu nhất nước Mỹ sở hữu tổng giá trị tài sản thuần là 1.500 tỷ USD. Con số này hiện đã tăng gấp đôi, đạt gần 3.000 tỷ USD. Mười năm trước, giá trị tài sản ròng của Jeff Bezos, CEO của Amazon là 8,7 tỷ USD và hiện tại là 140 tỷ USD, tăng gấp 16 lần.
Còn Giám đốc điều hành của Facebook, Mark Zuckerberg, sở hữu tài sản trị giá 1,5 tỷ USD khi khủng hoảng tài chính diễn ra và con số này giờ đã là 69 tỷ USD, tức tăng gấp 46 lần.
Những người bị coi là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính không phải vào tù mà trái lại họ còn ngày càng trở nên giàu có hơn. Các CEO như Jamie Dimon của JP Morgan Chase hay Lloyd Blankfein của Goldman Sachs, đều đã trở thành tỷ phú trong thập kỷ vừa qua bằng cách đánh cược vào sự đổ vỡ của thị trường, bất chấp việc họ nằm trong số các thủ phạm tạo ra các bong bóng về cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn.
Trong năm thứ 9 của thời kỳ hồi phục, nền kinh tế vẫn có nhiều việc làm với thị trường lao động sôi động hơn từ nhiều thập niên qua nhưng tiền lương thì lại giảm. Trong 12 tháng qua, mức lương trung bình trên thực tế đã giảm 0,2%, trong khi giá cổ phiếu lại tăng 12%.
Khi các phương tiện truyền thông tư bản viết về việc tiền lương trả cho người lao động giảm liên tục trong bối cảnh lợi nhuận gia tăng mạnh, họ tự hỏi tại sao cơ chế “thị trường tự do” với khẩu hiệu “nước triều lên sẽ nâng tất cả các con thuyền lên", lại bị rơi vào tình trạng trục trặc. Nhưng trong giới cầm quyền, điều bí mật là sự phát triển của xã hội bất bình đẳng chính là hệ quả của các bong bóng tài chính, các vụ phá sản và những chiến dịch cứu trợ.
Thời kỳ trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, các chính quyền Dân chủ cũng như Cộng hòa cùng với các nhà quản lý ngân hàng đã khuyến khích hình thành các bong bóng tài chính hết đợt này tới đợt khác. Đến khi các vụ phá sản xảy ra, chẳng ai bị buộc tội và nợ xấu của các ngân hàng thì được công quỹ gánh chịu.
Tại một hội nghị vào năm 2006, David North, Chủ tịch hội đồng biên tập Quốc tế của WSWS đã đưa ra nhận định cho rằng cơ cấu của xã hội Mỹ đang bị tổn hại sâu sắc. Mức độ phân cực giàu nghèo đang bùng nổ. Những người nằm trong số 5% hoặc 1% top đầu về thu nhập và mức độ giàu có chẳng mấy mặn mà với các quyền dân chủ.
Tất nhiên là có thể có ngoại lệ nhưng mối quan hệ khách quan giữa tầng lớp giàu có nhất với dân chủ khác xa so với số đông của xã hội. Đối với giới tinh hoa cầm quyền, dân chủ là cái buộc phải thực hiện chứ không phải là cần thiết. Như thực tế đã xảy ra quá nhiều trong thế kỷ 20, sự độc quyền tài chính là nhằm bảo vệ chứ không phải để đe dọa tầng lớp giàu có.
Từ sau cuộc khủng hoảng 2008, tiến trình này có vẻ đang tăng thêm. Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ đang tị nạn ở Nga đã chỉ ra rằng cơ quan mật vụ Mỹ đã tiến hành do thám người dân trên quy mô lớn tới mức khiến “những thợ ống nước” của Tổng thống Richard Nixon giống như những người nghiệp dư. Và vì điều này, ông đã bị buộc phải lưu vong ở Nga.
Đáng báo động hơn, theo lệnh của tình báo Mỹ và các chính trị gia hàng đầu, các công ty công nghệ lớn đang thực hiện một chế độ kiểm duyệt Internet với quy mô chưa từng thấy.
Hiện tại, cuộc khủng hoảng của nền dân chủ Mỹ đã bước vào một giai đoạn mới. Hai phe phái của tầng lớp cầm quyền, dù vẫn lăng mạ lẫn nhau nhưng thực chất đều cùng đại diện cho khuynh hướng chính trị độc đoán cánh hữu. Cần thiết phải chống lại giới đầu sỏ chính trị tư bản với các phương pháp của cuộc đấu tranh giai cấp bằng sự can thiệp có ý thức và độc lập của tầng lớp lao động trong đời sống chính trị.
Trên toàn thế giới, giai cấp công nhân đang đấu tranh, từ các nhân viên của UPS ở Mỹ đến phi công và phi hành đoàn của hãng hàng không Ryanair ở châu Âu. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy sự ủng hộ của tầng lớp thanh niên và người lao động đối với chủ nghĩa xã hội ngày càng tăng.
Có ý kiến cho rằng cuộc đấu tranh chống lại sự gia tăng bất bình đẳng của tầng lớp lao động với quan điểm xã hội chủ nghĩa là cách duy nhất để bảo vệ các quyền dân chủ, mà điều này chỉ có thể được bảo đảm khi kết thúc hệ thống tư bản – khởi nguồn của bất bình đẳng, chiến tranh và chuyên quyền./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đe dọa can thiệp vào Bộ Tư pháp Mỹ và FBI
13:00' - 31/08/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/8 cảnh báo Bộ Tư pháp Mỹ và Cục điều tra liên bang (FBI) phải "bắt đầu làm công việc của mình ngay và làm cho đúng, nếu không, tôi sẽ can thiệp".
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên vẫn quyết tâm duy trì đối thoại với Mỹ
11:46' - 31/08/2018
Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ Cho Yoon-je ngày 30/8 cho biết Triều Tiên vẫn quyết tâm duy trì đà đối thoại với Mỹ mặc dù có sự trục trặc gần đây giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kiểm tra kỹ thịt bò nhập khẩu từ Mỹ
09:19' - 30/08/2018
Hôm 28/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo phát hiện một trường hợp nhiễm virus bò điên tại bang Florida.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Canada đạt tiến triển trong đàm phán NAFTA phiên bản mới
08:57' - 30/08/2018
Canada và Mỹ đã đạt được tiến bộ trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi và hai bên có thể đạt được thỏa thuận trong ngày đàm phán tiếp theo 31/8.
-
Hàng hoá
Mỹ áp hạn ngạch nhập khẩu 2,4 triệu ô tô/năm từ Mexico
08:41' - 30/08/2018
Mỹ đưa ra hạn ngạch nhập khẩu 2,4 triệu ôtô và tới 90 tỷ USD giá trị phụ tùng ôtô từ Mexico hằng năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.