Làm sao để minh bạch thị trường bất động sản?
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, ngày 7/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
Chia sẻ quan điểm bên hành lang Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc quản lý đất đai còn nhiều bất cập, đa số những thắc mắc, khiếu nại kéo dài của người dân đều xuất phát từ vấn đề đất đai.Theo các đại biểu, tình trạng "quy hoạch treo" hay việc cho thuê đất công tràn lan đang là những vấn đề "nóng" cần các cơ quan chức năng sớm giải quyết, nhằm tạo lòng tin trong nhân dân và nâng cao tính minh bạch trong thị trường bất động sản thời gian tới.
*Xử lý sớm tình trạng quy hoạch treoĐại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), đồng thời là thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch quản lý, sử dụng đất đai cho biết: Từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời đến nay, hoạt động đầu tư đất đai phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, nội dung, hình thức.
Theo đại biểu, mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc "nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" đang trở thành hiện thực.
Các tập đoàn xây dựng, nhất là các tập đoàn xây dựng tư nhân đã có những đóng góp to lớn trong việc thay đổi bộ mặt đô thị tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch, sử dụng đất còn nhiều bất cập, sai phạm, gây bức xúc lớn trong xã hội...
Theo đại biểu, những khuyết điểm, tồn tại, vi phạm của Luật Đất đai năm 2013 vẫn còn phổ biến.Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân các tập đoàn xây dựng nhà ở thương mại không chấp hành quy đinh của Luật Đất đai trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, cách quản lý của chính quyền địa phương lỏng lẻo, giám sát không tích cực, thiếu quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân cũng là lý do dẫn đến tình trạng sai phạm còn phổ biến.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, tình trạng bất cập trong quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn do quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh ở các địa phương, đặc biệt là khu vực miền Đông Nam Bộ."Cách đây 10 năm chúng ta chỉ có khoảng 600 đô thị, nhưng nay đã trên 800 đô thị. Do phát triển quá nhanh, quá nóng nên rất khó quản lý, theo dõi", đại biểu nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch treo đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân, đại biểu Nguyễn Anh Trí cùng nhiều đại biểu cho rằng, có những dự án kéo dài từ năm 1993 đến nay nhưng vẫn chưa có "động tĩnh" là một bất cập cần được giải quyết.Theo các đại biểu, trong quá trình tiếp xúc cử tri, tuyệt đại đa số những thắc mắc, khiếu nại kéo dài của nhân dân hầu hết đều xuất phát từ vấn đề đất đai.
Đây cũng là một trong những vấn đề then chốt, quan trọng cần được Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương quan tâm giải quyết triệt để trong thời gian tới.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Anh Trí còn cho rằng việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng nhiều resort ở các bãi biển khiến người dân không được tắm biển ở những khu vực này, xâm hại lợi ích cộng đồng, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất, chính quyền các địa phương cần vào cuộc tích cực để lấy lại những khoảng trời, mặt biển, bãi biển, bờ sông, mặt hồ… cho nhân dân."Các khu đô thị san sát với những tòa nhà trọc trời liền kề nhau ngăn cản hướng gió, cư dân sống ở sát sông, sát biển mà giống như trên núi".
*Siết chặt tình trạng cho tư nhân thuê đất côngPhân tích nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai còn diễn ra gay gắt thời gian qua, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, người dân không bằng lòng với việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, đền bù không được thỏa đáng, trong khi đó, Nhà nước khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để mở đường, đầu tư hạ tầng phải bỏ khoản tiền không nhỏ để đền bù cho các đối tượng phải di dời.
Đề cập đến tình trạng nhiều dự án đất đô thị bỏ hoang, gây bức xúc trong nhân dân, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề xuất: Các cơ quan chức năng phải có đánh giá về nguyên nhân của thực trạng.Nếu là do công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất đai chậm hoặc không được phê duyệt quy hoạch thì về mặt chính quyền cần xử lý, không thể kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư không đủ năng lực thì quá 12 tháng, phải thu hồi, tránh lãng phí, thất thoát.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đưa ra ý kiến phản đối việc nhiều cơ quan, bộ ngành cho các doanh nghiệp tư nhân thuê đất trong khuôn viên để kinh doanh đang ngày càng nhiều.Theo đại biểu, một số công trình văn hóa như bảo tàng đã dành một phần diện tích cho tư nhân thuê bán hàng ăn, quán bia... là không đúng với quy định của pháp luật.
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều “lỗ hổng” và bất cập trong quản lý nhà nước làm giảm nguồn thu ngân sách từ đất đai, làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.Đó là tình trạng không thông qua phương thức đấu thầu rộng rãi mà áp dụng phương thức chỉ định nhà đầu tư dự án có sử dụng đất không đúng đối tượng.
Một số cơ quan nhà nước, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp đang sử dụng đất công đã thực hiện hợp tác đầu tư với doanh nghiệp tư nhân để phát triển dự án kinh doanh, dịch vụ trên quỹ đất công, nhưng giá trị của mặt bằng chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định lại do đã chuyển đổi mục đích sử dụng.
Ngoài ra, tình trạng cho thuê đất công hoặc chuyển nhượng quỹ đất dự án của doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn giá thị trường, không đúng với quy định pháp luật cũng gây ra nhiều bất cập trong công tác quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị thời gian qua. Theo các đại biểu, nếu đất đai của các cơ quan, bộ, ngành được giao nhưng không có nhu cầu sử dụng và đất đai đó có thể khai thác kinh doanh được thì phải thực hiện quy hoạch lại và phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật."Phải đưa ra đấu giá, thuê kinh doanh công khai hoặc đấu giá để chuyển quyền sử dụng đất", đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Bốn nhóm vấn đề được mang ra chất vấn
19:22' - 27/05/2019
Cuối chiều 27/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông tin đến báo giới về 4 nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội lựa chọn chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, dự kiến diễn ra từ ngày 4 – 6/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV: Luật Quản lý thuế cần tránh được thất thu thuế
18:00' - 24/05/2019
Ngày 24/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương
15:32' - 24/05/2019
Theo chương trình, chiều 24/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Nhu cầu cao nhưng chưa có thị trường nhà ở cho thuê chuyên nghiệp
12:04' - 06/04/2025
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nhu cầu thuê nhà để ở đang tăng nhưng thị trường cho thuê tại Việt Nam chưa thực sự trở thành một giải pháp thay thế hoàn toàn cho việc sở hữu nhà.
-
Bất động sản
Biệt thự Nhật với biển riêng sau nhà - Chốn đi về của những người biết mình đáng giá
21:29' - 04/04/2025
Không gian sống với bờ biển riêng, kiến trúc phong cách Nhật Bản tại bộ đôi phân khu The Miyabi và The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng), tạo nên một trải nghiệm sống độc bản.
-
Bất động sản
Đấu giá đất ở Mê Linh: Giá trúng cao nhất là 50,604 triệu đồng/m2
18:10' - 04/04/2025
Theo lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, khu đất đấu giá có tổng diện tích 24.606,3m2, đất thuộc phạm vi đấu giá là 9.163,33m2, được chia làm 87 thửa.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Mỹ vẫn khó khăn dù lãi vay mua nhà giảm mạnh
16:02' - 04/04/2025
Lãi suất vay mua nhà ở Mỹ giảm mạnh vào ngày 3/4 sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan mới. Tuy nhiên, thị trường bất động sản Mỹ vẫn gặp khó khăn.
-
Bất động sản
Hà Nội "chạy đua" thời gian để cải tạo chung cư cũ
10:27' - 04/04/2025
Qua thống kê, trên địa bàn Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó 80 chung cư ở mức D là mức nguy hiểm cần được cải tạo và xây mới, nhưng số chung cư được cải tạo mới chỉ chiếm khoảng 1,2%.
-
Bất động sản
Bắc Ninh mạnh tay xử lý vi phạm xây dựng trái phép
17:36' - 03/04/2025
hủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp kiểm tra, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện và xử lý các vi phạm về xây dựng, vi phạm hành lang giao thông.
-
Bất động sản
Phòng chống động đất ngay từ khâu quy hoạch và thiết kế
11:55' - 03/04/2025
Phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Bùi Trung Dung – Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) về khả năng chống chịu động đất của các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam.
-
Bất động sản
Bất động sản công nghiệp ứng dụng AI có thể đạt mức giá và tỷ lệ thuê cao
21:22' - 02/04/2025
Hiện nay, các giải pháp ứng dụng AI đang từng bước đổi mới cách thức vận hành của các khu công nghiệp và nhà máy thông minh, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với trách nhiệm môi trường.
-
Bất động sản
Cần thiết đánh giá định kỳ về chất lượng kháng chấn động đất của công trình
21:13' - 02/04/2025
Trận động đất mạnh 7,7 độ richter ở Myanmar gây ra rung chấn lan rộng khiến dư luận xã hội lo ngại và quan tâm đến khả năng chống chịu ảnh hưởng của các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam.