Làm sao để nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thoát cảnh "ăn đong"?
Chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực dự báo sẽ có tăng trưởng từ 4-5%/năm giai đoạn 2021-2025. Nhưng điều đáng nói là ngành này lại đang phụ thuộc vào sự “ăn đong” từ nguồn nguyên liệu thế giới.
Sự biến động mạnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong hơn một năm qua đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn thời gian gần đây thêm khẳng định Việt Nam không thể chậm trễ hơn trong việc chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Ông Lê Văn Dũng, ở Đồ Sơn, Thanh Ba, Phú Thọ, chủ trang trại lợn khép kín từ con giống cho biết, thời điểm giá lợn còn khoảng 35.000 đồng/kg, mỗi con lợn bán ra ông bị lỗ khoảng 1,2 triệu đồng. Với những nông hộ phải mua con giống, lợn thịt chất lượng không cao, giá bán còn thấp hơn nên có thể lỗ trên 2 triệu đồng/con. Với giá thức ăn tăng cao trong 1 năm qua, mà giá lợn thịt như vậy thì chưa cần tính chi phí thuốc, nhân công... người chăn nuôi cũng đã lỗ. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65-70% giá thành sản xuất. Mỗi năm, cả nước sử dụng từ 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và thủy sản. Riêng chăn nuôi, thức ăn công nghiệp đạt gần 20 triệu tấn, cho thấy mức độ công nghiệp hóa ngành thức ăn chăn nuôi đang rất mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu. Riêng năm 2020, Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 156,8 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó gần 90 triệu tấn như: bã dứa, bã sắn, men bia, phụ phẩm thủy sản… có thể thu gom, chế biến, bảo quản làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ, lợn, gia cầm, thay thế một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu. Đây là tiềm năng to lớn chưa được khai thác hiệu quả và là nguyên liệu đầu vào của quá trình nông nghiệp tuần hoàn. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đánh giá lượng phụ phẩm rất lớn trên có thể coi là “vàng” cho chăn nuôi. Những năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh, đặc biệt là nghề chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao được xác định là một trong những sản phẩm chăn nuôi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn xanh cho đàn đại gia súc khoảng 2,5 triệu con trâu, 5,6 triệu bò thịt và 350.000 bò sữa là rất lớn. Theo Cục Chăn nuôi, tổng nhu cầu ngô sinh khối cần cho chăn nuôi đại gia súc là 27,6 triệu tấn/năm, Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, một số địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, tận dụng vụ Đông, đất bỏ hóa… để trồng ngô sinh khối. Như vậy dư địa để phát triển ngô sinh khối đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là khá lớn. Tuy nhiên, đảm bảo nguồn nguyên liệu trong nước cho chế biến thức ăn công nghiệp vẫn là bài toán lớn. Theo ông Tống Xuân Chinh, giải pháp quan trọng đầu tiên là ngành nông nghiệp phải tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Phụ phẩm của chăn nuôi được sử dụng sản xuất phân bón hữu cơ, hoặc có thể nuôi côn trùng như trùn quế.Trên thế giới, côn trùng đã trở nên phổ biến như một nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế cho bột cá. Đây là nguồn mà Việt Nam cần định hướng nhanh chóng để đầu tư vào sản xuất.
Hay lông vũ phế phẩm từ ngành chế biến gia cầm cũng đã được sử dụng làm thành phần protein chế biến thức ăn chăn nuôi. Lông vũ sau khi thuỷ phân là nguồn protein tốt. Ngay cả với bột cá, đất nước ta có hàng ngàn km bờ biển nhưng bột cá làm thức ăn chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu. Do đó, cần có chính sách thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất bột cá nhạt để phát triển nhóm nguyên liệu giàu đạm trong nước.Với nhóm nguyên liệu giàu năng lượng, ngô hiện là nguyên liệu chính cấu thành trong sản phẩm thức ăn công nghiệp, nhưng hiệu quả sản xuất ngô tại Việt Nam lại thấp, giá thành cao và có xu hướng giảm diện tích do phải cạnh tranh với những cây trồng có giá trị cao hơn.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc tích tụ ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa để phát triển ngô công nghệ sinh học, gia tăng diện tích đậu tương, có thể trồng lúa chất lượng thấp, năng suất cao, tận dụng nguồn cám gạo… để gia tăng nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, nếu còn "ăn đong" nguyên liệu thì giá thành chăn nuôi của Việt Nam vẫn cao và vẫn lệ thuộc. Do đó, Chính phủ cần có chiến lược tổng thể phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. Theo đó có mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn và từng sản phẩm nguyên liệu, cùng với đó là giải pháp về vốn tín dụng ưu đãi, thuế, đất đai, khoa học công nghệ... Ông Nguyễn Tất Thắng – Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng cho rằng, nhà nước cần có chính sách khuyến khích chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi. Với các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nên chủ động chuyển sang sản xuất hữu cơ, sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, tự chế biến thức ăn chăn nuôi và ít phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Như vậy sẽ giúp giảm giá thành sản xuất mà giá trị sản phẩm tăng lên. Tận dụng nguồn phụ phẩm trong chế biến nông, lâm, thủy sản, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các chủ thể đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để sử dụng các phụ phẩm này chế biến thành thức ăn cho chăn nuôi, như vậy cũng giảm bớt sức ép từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo và sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án ưu tiên phát triển công nghiệp hóa ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đề án sẽ đưa ra những giải pháp tổng thể để đổi mới ngành này nhằm giảm một phần nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hà Nội đảm bảo nguồn cung sản phẩm chăn nuôi dịp cuối năm
11:11' - 12/11/2021
Hà Nội đặt mục tiêu tập trung phát triển chăn nuôi bò và lợn để gia tăng giá trị toàn ngành nông nghiệp, ổn định chăn nuôi trâu và gia cầm
-
Doanh nghiệp
De Heus mua lại mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi của Masan
10:43' - 07/11/2021
De Heus Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận chiến lược với Masan MEATLife, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed.
-
Thị trường
Làm gì để cân đối lợi nhuận giữa các khâu trong chăn nuôi?
15:00' - 30/10/2021
Hiện nay, sự phân bổ lợi ích trong chuỗi sản xuất chăn nuôi rất bất hợp lý, trong khi giá lợn hơi rất rẻ thì giá thịt lợn thành phẩm ngoài thị trường lại rất cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo thuận lợi cho hộ chăn nuôi tái đàn phục vụ thị trường Tết
19:09' - 28/10/2021
Hiện nay với giá thịt lợn hơi đang tăng từng ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, hộ chăn nuôi tăng đàn, tái đàn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm phụ thuộc, “ăn đong” nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới
18:17' - 21/10/2021
Ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.