Làm sao để tạo sức bật cho ngành năng lượng?
*Ông Nguyễn Hải Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần năng lượng tái tạo BIM Energy, thành viên Tập đoàn BIM Group
Những định hướng, chính sách Nhà nước hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo thời gian qua như Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam; Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg (Quyết định 39) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam rất là tốt. Trong 2 năm qua, các chính sách này đã mang đến sự đột phá cho ngành năng lượng trong nước. Thời điểm hiện tại, Chính phủ nên tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đó cùng với Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm cơ sở cho doanh nghiệp phát triển. Những chính sách tiếp theo sẽ gần với thực tiễn hơn, có thể thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại. Có thể kể đến như, Chính phủ chỉ đạo nên tiếp tục bổ sung các dự án vào quy hoạch, đẩy nhanh quá trình xây dựng quy hoạch điện VIII với trọng tâm là phát triển năng lượng tái tạo. Về giá, cần có thêm chính sách ưu đãi giá với các dự án điện gió sau thời hạn năm 2021 như trong Quyết định 39. Với điện mặt trời, Chính phủ xây dựng những chính sách cụ thể về đấu thầu, phát triển hợp đồng trực tiếp mua bán... Hiện giá bán điện từ các dự án điện sạch là đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc đầu tư điện sạch, yếu tố giá chỉ là một phần, trong khi phần lớn phụ thuộc vào tiềm năng khu vực. Do vậy, điều quan trọng hơn là một chính sách ổn định, định hướng rõ ràng và phù hợp thực tế. Chúng tôi mong muốn một cơ chế rõ ràng để dựa trên cơ sở đấy có những đối sách, chương trình chiến lược phù hợp. Theo Quyết định số 39, thời hạn ưu đãi giá điện gió tháng 11/2021 đã gần kề, chúng tôi đã chuẩn bị tất cả về tài chính, đất đai, con người... Chỉ chờ hiệu lệnh của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt cho chúng tôi bổ sung quy hoạch. Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành công trình đúng hạn, đảm bảo chất lượng và đóng góp vào phát triển chung của đất nước. Về hệ thống truyền tải, thời gian qua, EVN cũng đã có những chính sách phát triển rất căn cơ, đầu tư vào các đường dây 110 kV, 220 kV, các trạm biến áp 220 kV rất nhiều, đồng thời khối tư nhân tích cực đầu tư vào hạ tầng truyền tải. Hiện tình hình về giải tỏa công suất các dự án đã được cải thiện rất nhiều. Trong tương lai, với cơ chế, chính sách phù hợp, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào phần nguồn và hạ tầng, lưới điện. *Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó chủ tịch Ủy ban Phát triển năng lượng Tập đoàn Hà Đô Năng lượng tái tạo là một mảng chúng tôi nghiên cứu rất trọng tâm và triển khai nghiên cứu đầu tư tại nhiều tỉnh, thành phố. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi khi đầu tư là có giải tỏa được công suất dự án không? Chỗ nào chưa giải tỏa được, chúng tôi sẽ cùng tỉnh, EVN để tìm giải pháp; thậm chí chúng tôi cũng sẵn sàng đầu tư đường truyền tải khi cơ chế chính sách cho phép, miễn là có lợi nhuận. Riêng về quản lý vận hành đường truyền tải, vẫn nên để EVN quản lý vì đây là vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng. *Hiện nay có tình trạng chúng ta sản xuất ra điện nhưng vì đường dây truyền tải điện có sự hạn chế nên không phát hết công suất các dự án. Một bên phải dựa vào đầu tư của Nhà nước để phát triển, một bên là đầu tư sản xuất điện của khu vực tư nhân. Hai khối này chưa có sự đồng bộ về tốc độ phát triển nên đã có những điểm nghẽn trong giải tỏa công suất.
Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có đột phá từ cơ chế, chính sách. Làm thế nào cho khu vực tư nhân tham gia vào phát triển mạng lưới truyền tải điện? Tôi nghĩ phải có thiết kế cụ thể về mặt thể chế, chính sách, về cơ chế khuyến khích để làm sao khuyến khích khu vực tư nhân. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải đảm bảo an ninh năng lượng, đường truyền tải điện thuộc về an ninh quốc gia, nên cần phải có tính toán. Đây là bài toán lớn và cần phải có đầu tư, nghiên cứu đưa ra được cơ chế, chính sách phù hợp. Bởi nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, dựa vào một, hai đơn vị để phát triển hệ thống đường truyền tải điện sẽ không chỉ hạn chế về nguồn vốn, mà còn hạn chế về các quy định về đấu thầu, giải phóng mặt bằng, đền bù, quy trình đó sẽ làm chậm tiến độ. Chúng ta bắt buộc phải có cơ chế đột phá, tự do hóa một phần để khu vực tư nhân nhanh chóng tham gia vào. Nhiều nhà đầu tư rất mong chờ cơ chế, chính sách thuận lợi, dài hơi./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng từ cơ chế
08:13' - 01/09/2020
Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham vấn ý kiến lập Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia 2021-2030
16:11' - 28/08/2020
Ngày 28/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lần thứ nhất Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nêu ý kiến về phát triển điện mặt trời mái nhà
15:55' - 27/08/2020
Điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ trên hồ, ao nuôi tôm, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao... mà không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12'
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15'
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.